Các thợ lặn ở Indonesia vừa trục vớt được hàng trăm cổ vật bao gồm tượng, chuông chùa, gương và hàng loạt cổ vật ở dưới lớp bùn lầy sông Musi gần Palembang, Indonesia. Bên cạnh đó, họ cũng tìm thấy chuôi kiếm bằng vàng, nhẫn vàng, ruby, những chiếc bình chạm khắc, bình rượu và sáo có hình con công.
Những báu vật này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn dẫn tới một bí ẩn mà mà rất nhiều người vẫn luôn tìm kiếm: Vị trí của “Đảo vàng” Srivijaya.
Srivijaya có lẽ là đế chế vĩ đại nhất mà bạn chưa từng nghe đến: Đảo Vàng, vương quốc nổi đã cai trị Indonesia (và phần lớn Đông Nam Á) trong hơn 600 năm. Vào thế kỷ 12, nó đã biến mất không dấu vết, giống như hòn đảo hư cấu Atlantis. Các kho báu của Srivijaya, thậm chí cả vị trí của nó, vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.
Ngư dân ở thành phố Palembang, trên đảo Sumatra của Indonesia, bắt đầu tình cờ tìm ra câu trả lời dưới phần đáy âm u của sông Musi rộng lớn cách đây 5 năm. Sử dụng thiết bị lặn thô sơ và nguy hiểm, họ đã vớt những thùng bùn chứa những manh mối lấp lánh về những bí mật của Đảo Vàng.
Phát hiện đáng kinh ngạc bao gồm đá quý và đồ trang sức bằng vàng, một bức tượng Phật bằng đá quý có kích thước bằng người thật (được cho là trị giá hàng triệu bảng Anh) cũng như hoa tai và hạt vàng từ dây chuyền.
Những chiếc nhẫn đính đá quý bằng vàng có móng vuốt giống như móng của loài chim - được nền văn minh cổ đại coi là vị thánh - cũng đã xuất hiện.
Các kho báu được vớt từ một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Lý do chính khiến Srivijaya trở nên khó nắm bắt đối với các học giả hiện đại là vì nó là một vương quốc nổi. Chỉ có đền thờ và cung điện của vua được xây dựng trên đất liền, còn người dân thường sống trong những ngôi nhà nổi bằng tre, gỗ và lợp mái tranh. Họ đi trên những chiếc xuồng xếp đầy lau sậy. Và nếu họ muốn di chuyển, họ chỉ cần thả trôi nhà của họ xuống sông.
Srivijaya đạt được thành công như vậy là do nó kiểm soát các tuyến đường thương mại trên Con đường Tơ lụa. Hầu như tất cả hàng hóa trên thế giới, từ gia vị đến nô lệ, đều đi qua đây.
Ngoài khối tài sản khổng lồ từ thương mại hàng hải, Srivijaya còn có các mỏ vàng dọc theo cả sông Musi và Batang Hari của Sumatra, có nghĩa là người dân ở đây đang ngồi trên một mỏ vàng theo đúng nghĩa đen.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.