Tỉnh An Giang
-
Năm nay, đến tháng 8 âm lịch nước mới lên trên sông Cửu Long và dần “bò” lên ruộng. Mà theo kinh nghiệm của nông dân, thường mọi năm là “tháng 7 nước nhảy khỏi bờ”.
-
Từ khi bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện, giá thịt heo trên địa bàn tỉnh An Giang xuống thấp, nhiều hộ chăn nuôi gặp khó. Thay thế thịt heo trong bữa ăn hàng ngày, người tiêu dùng đẩy mạnh ăn thịt bò. Động thái tiêu dùng này đã làm cho giá thịt bò trên thị trường tăng khoảng 30%. Đây là cơ hội để các hộ chăn nuôi tái đàn, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất để có được lợi nhuận cao.
-
Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp những người dân lâu nay gắn bó mưu sinh mùa nước nổi, ai cũng lo lắng.
-
Mô hình trồng chanh giấy của thanh niên Trương Văn Sĩ, sinh năm 1983, ngụ ấp Phú Quý, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định.
-
11 giờ trưa, tại khu chợ cá nhỏ ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã thấy tấp nập người mua, kẻ bán. Những mẻ cá linh, cá rô, cá lóc, các chạch… được ngư dân mang ra đây bán. Trong đó, mặt hàng được chú ý nhiều nhất là cá linh.
-
Trong lúc đi săn, một người dân ở vùng Thất Sơn (An Giang) đã bắt được con rắn cực kỳ hiếm thấy, được xác định là loài rắn hổ nhưng có điều thú vị, con rắn này rất hiền, ít ăn và thân thiện với con người, toàn thân có màu sắc khác thường nên người dân Bảy Núi ai cũng ví von gọi vui là “Bạch Xà”.
-
Là người tiên phong trong chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây cà na Thái, bà Ngô Thị Hai (sinh năm 1952, ngụ ấp Hòa Tân, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đang sở hữu 5 công cà na đang vào vụ thu hoạch và 10 công vừa mới ươm cây con...
-
Chị Lê Thị Bạch Tuyết- thương lái mua cua đồng ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết, do nước lũ đã về tràn ngập trên đồng nên cua đồng đang vào thời điểm rộ, giá giảm sâu so đầu mùa.
-
Sau nhiều tháng thấp thỏm lo lũ không về, người dân đầu nguồn ĐBSCL vui mừng khi nước từ thượng nguồn tràn đến, mang theo phù sa và cá, tôm.
-
Đầu mùa lũ, mưa xuất hiện nhiều hơn cũng là lúc người dân vùng nông thôn tỉnh An Giang bắt đầu các nghề mưu sinh dựa vào khai thác sản vật trong tự nhiên, trong đó, nghề nhấp ếch đồng cũng góp phần đem lại thu nhập đáng kể.