Tỉnh An Giang

  • Mùa nước nổi, dựa vào lợi thế thiên nhiên có sẵn, người dân ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) vào cuộc mưu sinh bằng nhiều cách nhằm tăng thêm thu nhập. Đặc biệt, các hoạt động khai thác sản vật tự nhiên là công việc của đại đa số hộ nghèo, vốn không có đất sản xuất, ngày thường sống bằng nghề làm thuê. Đến hẹn lại lên, nước về đồng “chở” theo sản vật thiên nhiên ban tặng, cưu mang những phận đời lam lũ giúp họ thêm phấn khởi.
  • Săn chuột đồng, nhấp ếch, bắt cua đồng, đổ dớn, hái cà na ,... Vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức món ăn đồng quê ngay trên sông nước. Đó là dịch vụ trải nghiệm du lịch mùa nước nổi mới có tại vùng sinh thái Đông - Tây Cái Mây thuộc xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
  • Nhiều năm làm tài xế nhưng bệnh nghề nghiệp buộc anh Cao Nguyễn Đô Lăng (ngụ ấp Hòa Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, An Giang) phải tìm hướng đi mới cho cuộc đời. Gần 3 năm trước, con cà cuống đến với anh Lăng như một cơ duyên để rồi giờ đây cà cuống giúp anh kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
  • Xuyên qua Đồng Tháp Mười, chúng tôi ngược dòng lên thượng nguồn vùng tứ giác Long Xuyên đón con nước sông Mekong cuồn cuộn đổ về ĐBSCL. Nước về muộn gần 1 tháng so với mọi năm và lên nhanh kéo theo nhịp sống mưu sinh chộn rộn hẳn lên.
  • Mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, cà na trở thành một trong những món đặc sản thu hút người mua. Nhờ vậy nhiều hộ trồng và bán cà na thành phẩm có nguồn thu nhập khá…
  • Mùa lũ, nhiều người dân tứ xứ có dịp hội tụ về để cùng hòa vào cuộc mưu sinh trên đồng nước nổi. Giữa “đồng không, mông quạnh”, người ta không chỉ bàn nhau câu chuyện về câu, lưới, lọp, lờ… mà ở đó còn mang nét đẹp hiền hòa như con người miền Tây chân chất, dung dị nhưng luôn hào sảng, phóng khoáng.
  • Ông Võ Văn Chiến ở xã Phú Bình (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) làm 25 công ruộng. Tận dụng đất bờ đê, 2 năm nay ông trồng thêm cây điên điển. Ông Chiến chia sẻ: “Ban đầu trồng chơi, hái được bao nhiêu thì bán đổi tiền chợ, sau thấy được giá nên có chỗ nào đất trống tôi đều trồng hết. Loại này mà có đầu ra ổn định thì nông dân có thể phát triển, hiện tại chỉ bán trung gian qua bạn hàng, nhưng có bao nhiêu đều được mua hết”.
  • Hàng năm, khi mực nước trên những con sông dâng cao, ngoài đồng nước mấp mé tràn bờ cũng là lúc người dân đầu nguồn tỉnh An Giang tất bật chuẩn bị ngư cụ, phục vụ mùa đánh bắt thủy sản. Nào là đặt lờ, đặt lọp, đặt lú, đặt trúm…nhưng thú vị nhất vẫn là đi bắt ếch đồng. Không chỉ là thú vui lúc nông nhàn, công việc này còn giúp nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
  • Khởi thủy chỉ là món ăn nhà nghèo, thế rồi cá linh bỗng “sang chảnh” bước vào thế giới ẩm thực quý tộc bởi sự long lanh sắc màu văn hóa miệt sông nước Nam Bộ.
  • Năm nay lũ về muộn, lượng cá tôm có ít hơn những năm trước, nhưng hiện người dân các tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long thấy phấn khởi vì có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Lũ cũng mang phù sa về cho đất thêm màu mỡ.