Tình cảnh "sống không bằng chết" của phi tần nhà Thanh

Thứ sáu, ngày 08/09/2023 08:30 AM (GMT+7)
Cuộc sống mà không có thú vui giải trí có lẽ là điều khó chịu nhất đối với người thời nay. Vậy người trong cung đình thời xưa đã giải trí bằng cách nào?
Bình luận 0

Năm 1991, bộ phim "Hý thuyết Càn Long" đã mở màn dạo đầu cho thể loại phim truyền hình cung đình nhà Thanh của đài truyền hình Trung Quốc.

Đến năm 1998, "Hoàn Châu Cách Cách" đã đi vào tuổi thơ của biết bao người, đẩy phim cổ trang cung đình Trung Quốc lên một tầm cao mới.

Sau này còn có "Diên Hi Công Lược", "Hậu cung Chân Hoàn truyện", "Như Ý truyện"... Tất cả tạo nên một ấn tượng sâu sắc cho khán giả về cuộc sống trong cung cấm nguy nga đầy hung hiểm, phi tần đấu đá và những số phận chôn vùi trong đình đài lầu cao.

Thế nhưng thực tế trong lịch sử có phải như vậy không?

Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh: Không "đầy kịch tính drama", được miêu tả gói gọn trong MỘT CHỮ - Ảnh 1.

"Hồng nhan chưa già mà ân tình đã đoạn, dựa vào lồng hương ngồi đến sáng", "Chán chường nằm một mình, búng ngón tay đã hết thời gian", "Nửa đêm có hẹn mà không tới, nhàn rỗi gõ quân cờ nhìn đèn hoa", "Nhàn rỗi vô vị lại chẳng thong dong, mặt trời bên cửa sổ phía Đông đã đỏ rực"... (tạm dịch)

Những câu thơ này không chỉ thể hiện nỗi cô đơn, tịch mịch của tác giả mà còn là miêu tả chân thực về cuộc sống của phi tần nhà Thanh: Chán.

Bạn nghĩ nó nhàm chán đến mức nào?

1. Sáng sớm tất bật vấn an, tối về mong chờ nhận ân sủng

Trong cung đình nhà Thanh, bất kể Hoàng đế hay hoàng hậu, phi tần, tất cả đều phải tuân thủ một quy tắc thành thói quen. Đó là vấn an cha mẹ, hay nói đúng hơn là sáng sớm đi chào Thái thượng hoàng, Hoàng thái hậu, Thái hậu…

Thời gian thức dậy của Hoàng đế là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, phi tần trong hậu cung cũng sẽ thức dậy vào giờ này để lần lượt đi vấn an. Ngày nào cũng như ngày nào, trăm lần như một.

Tối đến, phi tần chăm chút sắc đẹp, ngồi trong đình viện trông ngóng thái giám xuất hiện. Mà thái giám ở đây phải là người của Kính sự phòng, gọi họ đến qua đêm với Hoàng đế. Thế nhưng nào có phải ai cũng được may mắn này.

Hậu cung ba nghìn giai lệ! Khi nào mới đến lượt mình có cơ hội nhận ân sủng của bậc Thiên tử? Chờ rồi lại chờ, hết quá nửa đêm, chỉ đành thở dài một tiếng, thêm một ngày thất vọng, đêm mai lại tiếp tục.

Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh: Không "đầy kịch tính drama", được miêu tả gói gọn trong MỘT CHỮ - Ảnh 2.

2. Hành xử, ăn nói đều phải theo khuôn phép

Phi tần trong hậu cung đương nhiên không giống phụ nữ bình thường. Thân là người của Hoàng đế phải mang nhiều trọng trách. Chưa kể đến việc duy trì nòi giống hoàng tộc, trước hết phải biết hành xử sao cho ra dáng là thê tử của Hoàng đế.

Trang phục ăn vận hằng ngày, cách đi đứng, hành động và lời nói… của phi tần đều phải có chừng mực và tuân thủ nguyên tắc. Người làm sai bị xem là hành vi làm mất mặt hoàng thất, không xứng đáng là phi tần trong hậu cung, đồng thời cũng khiến người nhà bị ảnh hưởng. Quan trọng hơn hết là tạo ấn tượng xấu cho Hoàng đế, khiến họ ngày càng xa vời với việc trở thành Mẫu nghi thiên hạ.

3. Không thể về thăm người thân

Trước thời nhà Thanh, mối quan hệ giữa phi tần hậu cung và gia tộc của họ không "xa cách" như vậy. Tuy nhiên, sau nhiều triều đại và nhiều thế hệ họ hàng lên nắm quyền, nhà Thanh cảm thấy đây đơn giản là mầm mống tai họa. Triều đình cho rằng việc phi tần và gia tộc của họ thường xuyên gặp gỡ qua lại, đặc biệt là những phi tần đang mang long thai hoặc sinh được hoàng tử, công chúa, thì dễ xảy ra trường hợp âm mưu cấu kết tạo phản.

Thế là triều đình đã quy định: Phi tần không thể xuất cung thăm nhà, nhưng người thân (ưu tiên cha mẹ) có thể vào cung theo ý chỉ; vài tháng một lần, thậm chí một năm chỉ được một lần.

Trong "Hồng Lâu Mộng", việc nhân vật Nguyên phi thăm người thân thực ra chỉ là hư cấu. Ngay cả Từ Hi Thái hậu cũng không ngoại lệ. Khi mẹ của bà qua đời, Từ Hi vẫn không thể về nhà. Bởi lẽ phụ nữ đã vào cung cấm thì một đi không trở lại.

Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh: Không "đầy kịch tính drama", được miêu tả gói gọn trong MỘT CHỮ - Ảnh 3.

4. Ít thú vui giải trí

Cuộc sống mà không có thú vui giải trí có lẽ là điều khó chịu nhất đối với người thời nay. Vậy người trong cung đình thời xưa đã giải trí bằng cách nào?

Vào mùa xuân, phi tần có thể ngâm thơ, vẽ tranh và ngắm nhìn những bông hoa rực rỡ sắc màu trong vườn thượng uyển. Nhưng phải giải trí bằng những việc này suốt ba tháng mùa xuân?

Vào mùa đông, họ có thể đi dạo trong tuyết và ngắm cảnh trời, ngồi quanh đống lửa và trò chuyện với nhau. Nhưng cả mùa đông đều chỉ có nhiêu đó?

Tất nhiên, mùa đông, trong cung cũng có tổ chức những trò chơi trên băng. Thế nhưng phụ nữ không được phép tham gia và ngoại trừ những người có địa vị cực cao như Thái hậu. Chúng ta đều biết Từ Hi Thái hậu có muôn vàn cách giải trí, nhưng phải biết là lúc đó bà đang nắm quyền triều chính, quyền lực rất lớn nên có thể "thích gì thì làm đó". Phi tần không phải ai cũng được như vậy!

Các phi tần nhà Thanh suốt ngày không được nói cười tùy tiện, không có gì vui chơi, không được về nhà, không được gặp cha mẹ. Một số người thậm chí cả đời còn không được nhìn thấy mặt của Hoàng đế. Nhưng ai đã bước vào cung cấm cũng đã có sẵn tâm lý: Kiếp này, một là ngồi trên cao, hai là vùi mình trong đình viện lạnh tanh.

PV (Theo Phụ nữ số)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem