Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng vào ngày nào?
Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng vào ngày nào?
Thứ bảy, ngày 29/08/2020 08:05 AM (GMT+7)
Hai ngày sau khi giải phóng Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã họp và đưa ra quyết định lịch sử quyết định tung đòn chiến lược thứ ba để giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam trước mùa mưa năm 1975.
Với phương châm "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ", các cánh quân của ta đặc biệt là Sư đoàn 3 chủ lực Quân khu 5 đã có những bước tiến táo bạo, cơ động dọc đường 19 giải phóng Quy Nhơn và Bình Định ngày 31/3/1975. Nguồn ảnh: TL.
Ngày 1/4/1975, Sư đoàn 320 tiến theo đường số 7 cùng các lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên giải phóng thị xã Tuy Hoà. Một ngày sau, Quân giải Phóng giải phóng thêm được thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, tiến quân thẳng lên Đà Lạt. Ngày 3/4, Đà Lạt được giải phóng. Nguồn ảnh: TL.
Cùng lúc trong các ngày 2 và 3/4/1975, thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà cùng Quân cảng Cam Ranh được giải phóng, ta tịch thu được nhiều phương tiện thuỷ của địch chưa kịp bỏ chạy khỏi quân cảng này. Nguồn ảnh: TL.
Ngày 5/4, Tổng thống chế độ ngụy quyền Sài Gòn là Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cùng cố phòng tuyến từ Phan Rang - Xuân Lộc - Tây Ninh và vùng ngoại vi Sài Gòn nhằm chặn bước tiến vũ bão của các cánh quân Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: TL.
Ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện khẩn vào chiến trường: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút. Xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng". Nguồn ảnh: TL.
Ngày 14/4/1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch nhận điện số 37 TK với nội dung: Bộ Chính trị đặt tên cho chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: TL.
Ngày 18/4 ta giải phóng thị xã Phan Thiết và toàn tỉnh Bình Thuận. Đại sứ Mỹ Martin tuyệt vọng điện báo về Washington, cho biết về việc quân giải phóng sắp... hội quân ở Sài Gòn. Mỹ chính thức buông bỏ Sài Gòn, ra lệnh di tản cho công dân Mỹ và công dân nước ngoài ở Nam Việt Nam từ ngày 21/4. Nguồn ảnh: TL.
Ngày 26/4, những đơn vị cuối cùng dự kiến tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh đã vào vị trí, chuẩn bị sẵn sàng chờ lệnh xuất kích, nhằm thẳng hướng Sài Gòn. Nguồn ảnh: TL.
Tư lệnh chiến dịch Đồng chí Văn Tiến Dũng ra lệnh Tổng công kích trên toàn mặt trận vào 5:00 sáng ngày 29/4. Đúng giờ hẹn, pháo binh ta dội lưới lửa xuống các căn cứ địch trong lòng Sài Gòn, bộ binh và thiết giáp ào ào tràn vào thành phố, chiếm giữ những nút giao thông và các cây cầu quan trọng mở đường cho thiết giáp xung kích. Nguồn ảnh: TL.
Lờ mờ sáng ngày 30/4, quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn ở cả bốn hướng. Địch phản công yếu ớt, phần lớn các đơn vị địch đều tan rã từ trước đó, liên lạc bị gián đoạn, chỉ còn những nhóm nhỏ lính Sài Gòn cứng đầu co cụm phòng thủ không thể làm chậm bước tiến của quân ta lúc này. Nguồn ảnh: TL.
11:30 ngày 30/4/1975, lá cờ nguỵ trên nóc Dinh Độc Lập bị ta kéo xuống, cờ quân giải phóng được treo lên. Tới 13:30 phút cùng ngày, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, toàn bộ chính quyền Sài Gòn từ Trung ương tới Địa phương giải tán. Nguồn ảnh: TL.
Ngày 2/5/1975, tỉnh cuối cùng là Châu Đốc được ta giải phóng mà không gặp khó khăn gì vì toàn bộ bộ máy chính quyền cũ cùng tàn binh của quân đội Sài Gòn đã buông súng theo lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh từ hôm 30/4. Nguồn ảnh: TL.
Tuấn Anh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.