Tỉnh Gia Lai
-
Bà Hmach, làng Piơm, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) chia sẻ, món muối cá lá é giã trong cối này có nhiều biến tấu. Chỉ cần thêm vào nắm lá é, củ sả tươi, chút cỏ ngọt… hương vị muối sẽ khác. Hay chỉ thay ớt chín bằng ớt hiểm còn xanh, muối cũng đổi vị.
-
Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
-
Sông Sê San bắt nguồn từ phía Nam dãy Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) chảy qua 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Không chỉ là “dòng sông năng lượng”, sông Sê San còn có cảnh đẹp hùng vĩ với nhiều ghềnh thác và là nơi sinh sống của nhiều loại thủy sản có giá trị như: cá lăng, cá sọc dưa, cá anh vũ…
-
Năm 2016, gia đình ông Lê Danh Lăng (thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đầu tư trồng gần 2 ha sầu riêng với giống sầu riêng Dona. Nhờ cần cù lao động và biết áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng vào sản xuất, năm nay, gia đình ông thu hoạch hơn 42 tấn quả.
-
Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
-
Tại đảo Phú Quốc hay cao nguyên Kon Tum, Pleiku (Gia Lai) giờ cũng có nhiều quán điểm tâm món bún quậy. Nó trở thành món ăn sáng và khuya của vãn khách và người bản địa.
-
Ông Nguyễn Hùng Hiệu và anh Cao Minh Diện (cùng ở thôn An Xuân 3, xã Xuân An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá chạch sụn trong bể lót bạt. Mô hình nuôi loài cá mới lạ này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển chăn nuôi thủy sản mới ở địa phương.
-
Đàn động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ hay ngồi trên cây nhìn xuống ở khu rừng nổi tiếng Gia Lai
Ở rừng Kon Ka Kinh (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai) có hệ động vật rừng đặc hữu, động vật hoang dã quý hiếm (có tên trong sách Đỏ) cho cả Việt Nam và Đông Dương bao gồm 5 loài thú lớn như (loài voọc vá chân xám, vượn má hung, hổ, loài mang Trường Sơn và loài mang lớn. -
Với việc đầu tư nuôi chim yến và chế biến các sản phẩm từ tổ yến, chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (tổ 8, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) thu nhập hàng tỷ đồng/năm và tạo việc làm, thu nhập tốt cho nhiều lao động tại địa phương.
-
Các hiện vật phát hiện tại hố thiêng di tích An Phú (xã An Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) đều mang đậm yếu tố Phật giáo Champa. Đặc biệt là lá vàng đậy kín ngăn nhỏ ở đáy trung tâm kho thiêng chứa các hiện vật bằng thủy tinh, đá quý. Lá vàng được cắt hình chữ nhật.