Tỉnh lâm đồng
-
Chim trĩ, giống chim có hình dáng đẹp, thịt ngon, đẻ sai đang trở thành vật nuôi thương phẩm cung ứng cho thị trường cả thịt và trứng. Trang trại trĩ Thiện Đào Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đang dần xây dựng như một trang trại cung cấp trĩ nổi tiếng với phương thức cung ứng qua các nền tảng thương mại điện tử.
-
Trung tâm Công nghệ bức xạ và Công nghệ sinh học thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) là đơn vị thường xuyên ứng dụng kỹ thuật bức xạ để chọn tạo giống đột biến trên cây trồng.
-
Tầm bóp, thứ quả dại xuất hiện nhiều tại bờ ruộng, triền dốc khắp các vùng thôn quê nước ta và gắn với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Song, qua bàn tay “nhào nặn” của Bùi Thị Nga, Tầm bóp đã trở thành đặc sản mang lại doanh thu hàng tỷ đồng cho cô kỹ sư nông nghiệp vùng quê nghèo Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng).
-
Ngọc trai vốn là một trong những sản vật nổi danh. Không chỉ có những con trai ngọc từ biển cả mặn mòi, còn một giống trai nước ngọt, với những viên ngọc xinh đẹp màu hồng, trắng lộng lẫy. Và giữa thôn Âm Phủ, xã Sơn Điền, huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng), có một chàng trai đang ngày đêm nuôi những con trai đang ngày đêm làm ngọc.
-
Từ sự hợp tác giữa chị Phạm Thị Hương (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) và Tiến sĩ Đồng Thị Kim Cúc, giống lạc đen đã bén rễ đất Đức Trọng và cho một vụ mùa bội thu.
-
Giữa đất cà phê Tà Nung (tỉnh Lâm Đồng), có một nông dân đã mở hướng đi mới với việc trồng cây cảnh lá, chuyên trồng cây đô-la cắt cành bán phục vụ cắm hoa. Không chỉ trồng, anh còn tổ chức làm giống cây đô la, bao tiêu sản phẩm cho nông hộ khác.
-
Mặc dù nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng Tổ hợp tác trồng rau hữu cơ IEM Gõh Churu (thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vẫn xuất bán hàng tấn rau sạch hàng tháng với giá bán cao hơn từ 20-35% so với các loại rau bình thường.
-
Nông dân Nguyễn Văn Đạt (Thôn 3, xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) sau khi tìm hướng phát triển kinh tế của gia đình, ông quyết định chuyển đổi đất ruộng khoảng 2 ha để trồng giống ớt Aji Charapita (ớt Peru). Sản phẩm của ông được thị trường đón nhận, mở ra hướng xuất khẩu cho loại ớt đắt nhất thế giới này.
-
Sau 7 năm nuôi loài ong dú, anh Đỗ Văn Nghĩa (38 tuổi, ngụ tổ dân phố 15, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) nay đã có 700 đàn ong dú. Mỗi năm bán thứ mật ong dú hảo hạng, anh Nghĩa có thêm hơn 100 triệu đồng ngoài thu nhập từ nghề cắt tóc.
-
Với ưu điểm ít dịch bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc và ít ảnh hưởng đến môi trường xungquanh… Nghề nuôi chim cút ở huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) những năm gần đây được người dân mạnh dạn đầu tư phát triển mạnh, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.