Tỉnh lâm đồng

  • Sở hữu vườn mắc ca lớn nhất đất Lâm Đồng nhưng ít ai biết ông Trần Vinh (60 tuổi, TP. Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng) đã phải bao phen gặp khó khăn chồng chất, tưởng chừng như buông bỏ nhưng cuối cùng ông vẫn vực lại được ước mơ phát triển loài cây cho hạt được mệnh danh “hoàng hậu” quả khô.
  • Trong khi thị trường rau thủy canh trong nước đang ở giai đoạn bão hòa, thì Anh Tô Quang Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc (xã Lát, Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) chọn hướng đi xuất khẩu sang Hàn Quốc, đã mở ra hướng phát triển tốt cho loại sản phẩm này.
  • Giá cà phê liên tục đi xuống đến mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Ở thủ phủ cà phê Tây Nguyên, người nông dân thấp thỏm lắng nghe từng ngày, nhưng vẫn chưa thấy tín hiệu vui. Tuy vậy, mùa thu hoạch bơ, sầu riêng… đang đến, giúp bà con dịu bớt nỗi lo lắng, tiếp tục gắn bó với vườn cà phê của mình.
  • Làng Gà - Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, khiêm tốn nép mình dưới chân núi Voi. Nằm giữa Đà Lạt và thị trấn năng động Liên Nghĩa, nơi đây vẫn còn giữ được những nét đẹp truyền thống của người Kho bản địa.
  • Những tưởng, trước nay ở vùng đất Di Linh người dân chỉ chuyên canh cây cà phê và các loại cây ăn trái, nhưng khi bước vào Trang trại hoa phong lan của anh Trần Vĩnh Sương (thôn Đồng Lạc 3 - xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), tôi thực sự ngỡ ngàng trước một khu “bảo tồn thiên nhiên” với hàng trăm loài phong lan khoe sắc...
  • Khi nhắc đến Ðạ Huoai, ai cũng nghĩ đây là một huyện thuần nông, kinh tế, trình độ kỹ thuật và khoa học còn kém phát triển của tỉnh Lâm Đồng. Chính vì vậy, ít người có thể ngờ, ở một nơi xa xôi hẻo lánh, nắng khô hanh hao hầu như suốt bốn mùa lại có cách làm nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông minh như của Ngô Quang Thực. Qua đó, nhằm giải phóng sức lao động và hướng đến xây dựng cuộc sống nông nhàn, giàu có, sung túc
  • Người trồng hoa cúc ở Đà Lạt đang lao đao, thua lỗ do virus sọc thân hoành hành tàn phá vườn hoa. Chế phẩm sinh học được điều chế bằng công nghệ Enzim do ông Nguyễn Phước (phường Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã làm thay đổi môi trường, khiến virus không phát tán phá hại được cây trồng.
  • Đến thăm mô hình chăn nuôi thỏ của gia đình anh Trần Ngọc Dư ở thôn Trại Phong, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi được tận mắt chứng kiến đàn thỏ khỏe mạnh với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Đặc biệt, loại lá anh Dư hay cho thỏ ăn là lá vông vốn là 1 loài cây mọc hoang dại. Từ nuôi thỏ bằng lá vông, mỗi tháng anh Dư có thu nhập 35-40 triệu đồng.
  • Vì thích làm nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) nên anh Nguyễn Quang Khải- 1 chàng trai 8X đã bỏ lương 20 triệu/tháng ở TP.HCM về thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng "đánh bạc" với cà chua, ớt chuông, rau cải...
  • Với hơn 2.000 cây bơ giống 034 trồng xen canh cà phê và chè, cùng với việc bán giống bơ, gia đình ông Nguyễn Văn Dậu (51 tuổi, ngụ tổ 1, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập gần 6 tỷ đồng/năm. Điều đặc biệt, giống bơ 034 này ông Dậu lấy giống từ cây bơ đầu dòng độc nhất vô nhị-cây bơ "mồ côi".