Tỉnh Lạng Sơn
-
Dù nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư, nhưng cô giáo về hưu Nguyễn Thị Nhài, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) vẫn sống vui vẻ, lạc quan với thú điền viên chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Từ nuôi gà thả đồi, thả cá đến trồng hoa, trồng cây ăn quả...vẻ như lung tung, "thập cẩm", nhưng mọi thứ giúp cô Nhài sống những ngày vui vẻ, "chiến đấu" kiên cường với một trong những "tứ chứng nan y".
-
Ông Lương Đình Hiển là một trong những hộ đầu tiên thực hiện mô hình trồng gừng núi đá bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đến nay mô hình này đã và đang bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Hiển trồng giống gừng hoang "thơm" mùi bọ xít và bán với giá 500 ngàn đồng/kg.
-
Hữu Kiên, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) là xã chăn nuôi đàn ngựa bạch đông nhất, nhiều nhất Việt Nam với trên 742 con. Ngựa bạch là giống ngựa quý hiếm, có thể dùng thịt và xương để làm thuốc chữa bệnh vì vậy nó mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân nơi đây.
-
Nhờ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD), những năm gần đây, nơi đất Ải – huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã xuất hiện nhiều tỷ phú nông dân có mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
-
Là người duy nhất, tiên phong tái khẳng định hiệu quả và tính phù hợp của cây Mắc ca-cây tỷ đô đối với khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh Lạng Sơn, ông Lục Văn Bằng (1962) quê huyện Tràng Định đã phải mất hơn 6 năm nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát thực tế và tiến hành trồng thử nghiệm đến nay đã thành công. Rừng Mắc ca ông Bằng trồng đã cho thu hoạch trĩu quả.
-
Trang trại chăn nuôi lợn rừng thuộc Hợp tác xã (HTX) Mu Hoom của ông chủ 9X Lương Thanh Tuấn tại xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, (Lạng Sơn) được xây dựng theo quy trình chăn nuôi khép kín. Đặc biệt đây là mô hình khép kín từ khâu chăn nuôi đến khâu giết mổ để cung cấp sản phẩm thịt lợn sạch ra thị trường. Thịt lợn rừng ở đây mổ thịt đến đâu bán hết đến đó, chạy như tôm tươi.
-
Nhìn trại nấm "khủng" của chị Hoàng Thị Tiệp, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) ít ai biết rằng, trước khi thành bà chủ, chị đã đi lên từ "phận" làm thuê, học việc trồng nấm...
-
Từ 3 con lợn giống ban đầu, giờ đây đến thăm mô hình nuôi lợn rừng leo núi của chị Nguyễn Thị Cảnh (SN 1970) ở khối 6, phường Tam Thanh, TP.Lạng Sơn (Lạng Sơn) đâu đâu cũng thấy những chú lợn lông đen xù xì chạy nhảy khắp các ngõ ngách nơi khu nuôi toàn núi đá. Nhờ “mát tay”cộng với sự mạnh dạn chị đã phát triển đàn lợn của gia đình cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
-
Với gần 2.000m2 diện tích trồng giống ổi lai quả to như trứng ngỗng, da bóng, giòn ngọt mà gia đình anh Chu Văn Khánh ở thôn Nà Pàn, xã Hoàng Đồng, TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn) thu hái bán đều đều cả năm và cho thu nhập trăm triệu đồng...
-
Trong xu thế hiện đại, nhà cửa, cánh cổng, tường rào đa số làm bằng bê tông gạch đá. Nhưng về với thôn Hồng Phong 1, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn lại được ngắm nhìn những cổng nhà xanh mướt độc-lạ được trồng từ cây ôzô tạo điểm khác biệt và hút mắt bất cứ ai đi qua.