Mỗi con sông, ngọn núi, mỗi xóm nhỏ trên vùng đất xứ Tiểu Giang, sau đổi thành xã Châu Sa, tổng Trung, huyện Bình Sơn, phủ Tư Nghĩa (nay là xã Tịnh Châu, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) mang đậm dấu tích cổ xưa, trong đó có từ đường họ Võ
Lá sưng-một loại lá rừng được đồng bào dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi hái về xào thịt trâu, thịt bò; lá sưng nấu canh với củ mì, cá tràu... đều là những món ăn có hương vị thơm ngon, khó cưỡng nơi rẻo cao.
Ở nơi xa xôi của vùng đất huyện Tây Trà cũ nay đã sáp nhập về huyện Trà Bồng, bà con vẫn cảm nhận được sự sẻ chia của nhiều đơn vị, địa phương trong ngày sum vầy của Tết mới.
Những chiếc ghe chở theo cá trắm cỏ được người dân xã Tịnh Sơn (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) mang ra Quốc lộ 24B để bán cho người qua đường vào mỗi dịp tết đến, xuân về, mang lại cho người nuôi nguồn thu nhập khá.
Tận dụng nguồn nước trên sông Trà Khúc, người dân Quảng Ngãi làm lồng bè nuôi cá trắm cỏ, cứ dịp Tết Nguyên đán, họ vớt cá bỏ vào ghe, đặt ven Quốc lộ 24B để bán, mang lại nguồn thu nhập lớn.
Tượng tu sĩ Chămpa Phú Hưng là tác phẩm nghệ thuật độc bản, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật tạo hình của dân tộc Chăm. Tượng hiện được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh và đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2018.
Ngay sau khi hồi trống khai cuộc của lão ngư cao tuổi và uy tín được gióng lên, hàng chục tàu cá đại diện cho phương tiện đánh bắt của ngư dân Sa Huỳnh, T.X Đức Phổ (Quảng Ngãi) rẽ sóng ra khơi, mở màn cho mùa đánh bắt của năm mới, với mong ước những chuyến ra khơi trở về tôm cá đầy khoang.
Nằm giữa làng quê yên bình thuộc tổ dân phố 1, thị trấn Mộ Đức (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), từ đường họ Trần là nơi thờ chí sĩ Trần Du. Ông là "Nam Phương Đại tướng quân" dưới thời vua Hàm Nghi.
“Không thể ở làng nữa”, “phải bỏ làng đi thôi”... Những câu nói cứ dồn dập đẩy về phía chúng tôi khi đặt chân đến làng Long Vót, xã Sơn Long (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi).
Giữa muôn trùng sóng nước, Hòn Ao- đảo đá trầm tích được tạo nên từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa hiện lên như một nét chấm phá cho vùng biển ven bờ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).