Tỉnh Thanh Hóa

  • Mấy tuần gần đây, bãi hoa cải ven sông ở xã Hoằng Lý (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bắt đầu trổ hoa vàng rực, trở thành điểm tham quan, chụp hình của nhiều bạn trẻ và du khách gần xa.
  • Từ những thửa ruộng trũng thấp thuê mượn lại, chị Nguyễn Thị Lý trú tại thôn 1, xã Thiệu Vân, TP. Thanh Hóa đã trồng cây niễng-loài cây vốn mọc hoang dại và cho thứ củ trắng ngần, xào thịt bò cực ngon. Hồi đầu chị Lý mang cây niễng về trồng ruộng trũng, ai cũng tò mò bởi cây này lạ, tốt um như cỏ dại, trông không khác gì lau lách mọc hoang...
  • Chỉ việc cào nhẹ lớp bùn lầy nơi mà có nhiều con ngao to béo ngậy sinh sống, nhiều chị em ở ven biển huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) mỗi ngày bắt được hàng vài chục kg. Tuy thời tiết giá rét, nhưng nhờ lội bùn săn loài ngao to này mà những người phụ nữ miệt biển có thu nhập 500 ngàn đồng mỗi ngày.
  • Những năm gần đây giới trẻ đang nở rộ phong trào chụp ảnh với cúc họa mi, nắm bắt được xu thế đó chị Nguyễn Tuyết Oanh (ở khu Hồ Ga, phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), đã ra tận Hà Nội mua đất và lấy giống về trồng. Sau 6 tháng chăm sóc, vườn cúc họa mi của gia đình chị đã nở trắng cả một vùng khiến nhiều khách ùn ùn kéo đến để chụp ảnh lưu niệm, nhờ vậy gia đình chị kiếm tiền triệu mỗi ngày.
  • Thời điểm hiện tại, giá thương lái mua tại vườn bưởi Luận Văn “tiến vua” dao động từ 80 -120 nghìn đồng/ quả, tùy theo loại to hay nhỏ. Càng đến gần những ngày giáp tết, giá càng lên cao...
  • Từng làm nghề đúc đồng mà mọi người gọi vui là nghề "thổi bễ" hơn 40 năm, ông Vũ Đình Trường đã chuyển sang thầu 5 ha đất trồng lúa kém hiệu quả tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) để nuôi ốc nhồi. Loài ốc được ví như con siêu đẻ này bước đầu đang cho gia đình ông Trường thu nhập tương đối ổn định.
  • Anh Trịnh Như Lực (ở thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đang có công việc ổn định ở một trung tâm tiêm chủng lớn nhất TP Thanh Hóa nhưng vẫn "lao tâm khổ tứ" xây dựng thành công mô hình trồng dưa kim hoàng hậu trong nhà màng, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế.
  • Xưa nay, ở quê nhà nào cũng có một bụi riềng làm thứ gia vị, nhất là cho vào món thịt giả cầy, nhựa mận, nhưng trồng thành hàng hóa, cả làng cùng trồng thì chỉ có ở nơi này. Đó là thôn Cự Phú, xã Công Liêm, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Gần như cả làng, cả thôn nhà nào cùng trồng riềng với diện tích lên tới gần 30ha, mỗi ha riềng cho thu nhập lên tới 300 triệu đồng.
  • Anh Lê Ngọc Long, trú tại xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương, (tỉnh Thanh Hóa) đã thầu 3.000 m2 đất để xây dựng trang trại nuôi thỏ trắng. Qua 3 năm nuôi loài thỏ lông trắng như tuyết, mắt đỏ như máu này, anh Long đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và từ nguồn bán thỏ giống, thỏ thịt thương phẩm gia đình anh lời 300 triệu đồng/năm.
  • Để bảo tồn và phát triển cây lim xanh bản địa quý hiếm, HĐND huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã ra hẳn một nghị quyết. Những nỗ lực bảo tồn hàng trăm hecta lim tại Như Thanh khiến chúng tôi tò mò, vào cuộc tìm hiểu.