Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tháng 11/2020, bà Nguyễn Thị Hồng đã đi vào lịch sử khi trở thành nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đầu tiên của Việt Nam. Bà là một trong số ít (chỉ 15) nữ lãnh đạo đứng đầu các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới. Trước khi trở thành Thống đốc, bà Nguyễn Thị Hồng có 6 năm (2014 - 2020) đảm nhận vị trí Phó Thống đốc phụ trách công tác chính sách tiền tệ - "xương sống" của ngành. Trên cương vị này, bà Hồng được đánh giá là người "nắm vững chuyên môn, tham mưu chính cho các chính sách quan trọng của NHNN lâu nay".
Nhìn lại kết quả điều hành chính sách tiền tệ trong 5 năm gần đây với sự tham mưu của bà Nguyễn Thị Hồng, có thể thấy ngành ngân hàng đã thực hiện trọn vẹn cả 5 năm điều hành chính sách tiền tệ đạt mục tiêu đề ra như ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số, tỷ giá điều hành linh hoạt, nâng cao giá trị đồng nội tệ, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh… tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong đó, lãi suất là điểm sáng kể từ năm 2014 – thời điểm bà Nguyễn Thị Hồng được bổ nhiệm vị trí Phó Thống đốc. Theo đó, bằng "liệu pháp bơm hút" hợp lý nhằm ổn định thanh khoản cho các ngân hàng thông qua thị trường mở, cùng với việc NHNN đã linh hoạt điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, mặt bằng lãi suất của Việt Nam hiện nay đã ở mức trung bình so với mặt bằng của các nước có trình độ phát triển tương đồng trong khu vực.
Năm 2021 và những năm tới, nữ Thống đốc cũng có rất nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua. Theo giới chuyên gia, NHNN sẽ phải điều hành tỷ giá thận trọng hơn, linh hoạt hơn và sát diễn biến thị trường hơn thay vì neo tiền đồng gần như cố định với đồng USD như trong giai đoạn vừa qua. Hay điều hành chính sách lãi suất như thế nào vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền vừa "dễ thở" đối với doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Bên cạnh đó, bà Hồng sẽ còn phải đương đầu với nhiều vấn đề như nợ xấu tăng hậu Covid-19; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trở lại vào sản xuất kinh doanh mà không tập trung vào các lĩnh vực rủi ro lớn như bất động sản...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.