Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vào thời nhà Thanh, vương phủ của hoàng gia ở kinh đô có tới hơn 10 tòa. Thế nhưng trong số này, tòa vương phủ sở hữu kích thước lớn nhất, được bảo tồn nguyên vẹn nhất cho tới ngày hôm nay cũng chỉ còn lại Cung vương phủ.
Tương truyền rằng, phủ Cung Thân vương nằm ở vị trí phong thủy trác tuyệt trong kinh thành.
Tuy nhiên điều đáng nói nằm ở chỗ, hậu duệ của cả 3 đời chủ nhân tại đây lại đều sở hữu kết cục rất kém may mắn.
Thậm chí có lời đồn còn cho rằng, phủ Cung Thân vương có một "lời nguyền" xui xẻo.
Đây bị xem lý do khiến đời sau của các vị chủ nhân tại đây nếu không phải tuyệt hậu thì cũng có số phận vô cùng thê thảm.
Vậy liệu rằng đây có phải là sự thật hay không?
Tên gọi Cung vương phủ vốn không phải đến từ vị chủ nhân đầu tiên có công xây dựng mà xuất phát từ tước vị của chủ nhân đời thứ ba tại đây – Cung Thân vương Dịch Hân.
Tòa phủ đệ này trước đó từng được gọi là Khánh vương phủ. Cho tới thời Hàm Phong, em trai nhà vua là Dịch Hân vì sở hữu tài năng nổi bật hơn người nên đã được ban thưởng nơi đây.
Cũng kể từ đó, nơi này được đổi tên thành phủ Cung Thân vương, hay còn gọi là Cung vương phủ.
Năm xưa, với tài năng xuất chúng của mình, Dịch Hân không chỉ trở thành trọng thần dưới thời Hàm Phong mà ngay tới thời Đồng Trị, Quang Tự cũng luôn là trụ cột của triều đình.
Sinh thời, ông từng lập được vô số công trạng, còn được ca tụng là "Hiền vương", danh vọng rất cao.
Chỉ tiếc rằng sau đó vì gặp phải sự nghi kỵ của Từ Hi Thái hậu, vị Thân vương đã bị bãi chức Nghị Chính, từ đây cũng không còn cách nào trở mình.
Sự nghiệp thất bại đã trở thành đả kích lớn trong cuộc đời của Dịch Hân. Thế nhưng thứ khiến ông thực sự sụp đổ lại đến từ biến cố gia đình.
Trong số 5 người con gái của Dịch Hân thì có tới 4 không may chết yểu. 4 người con trai của ông cũng có tới 3 người qua đời trước cả cha mình.
Cứ như vậy, Dịch Hân đã có nhiều lần nếm trải nỗi đau "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh" khi còn ở tại tòa vương phủ nức tiếng kinh thành ấy...
Nếu như số phận hiu quạnh của gia tộc Cung Thân vương đã phần nào chứng minh tòa vương phủ này không đem tới may mắn, thì kết cục của hai vị chủ nhân trước đó lại càng khiến nhiều người tin vào điều này.
Vị chủ nhân đời thứ hai của tòa phủ đệ nói trên là người con trai nhỏ nhất của Càn Long đế - Ái Tân Giác La Vĩnh Lân.
Vị Hoàng tử này từ nhỏ đã không có dã tâm, được xem là kiểu người không có tham vọng gì về quyền lợi hay chức tước.
Đối với người huynh đệ chẳng có lấy chút uy hiếp nào như vậy, Gia Khánh đế sau khi lên ngôi đối xử với Vĩnh Lân đều rất mực nuông chiều. Bởi vậy chẳng bao lâu sau khi đăng cơ, nhà vua đã ban Khánh Vương phủ cho em trai của mình.
Vĩnh Lân tính cách hiền hòa, bình dị, ngày thường hay thích cùng nông phu, tôi tớ tổ chức tiệc trà để nói chuyện tâm sự. Ông vốn xa cách chuyện chính sự của triều đình, theo lẽ thường tất sẽ được hưởng kết cục tốt đẹp. Thế nhưng sự thực lại không phải như vậy.
Hậu duệ của Vĩnh Lân vốn đã không nhiều, hơn nữa không ít trong số đó đều không may chết yểu.
Sau này, tước hiệu và tòa Khánh vương phủ của ông được truyền lại cho người con trai là Miên Mẫn. Tuy nhiên Miên Mẫn lúc sinh thời cũng chỉ có 2 người con, hơn nữa cả hai đều mất sớm.
Đến khi Khánh vương phủ được truyền lại cho Dịch Khuông, vì vị này từng có lần phạm lỗi nên triều đình từng thu hồi vương phủ.
Tuy nhiên điều kỳ lạ hơn còn nằm ở chỗ, từ khi rời khỏi tòa phủ đệ ấy, Dịch Khuông liền phất lên như diều gặp gió.
Sau cùng, ông không chỉ có được 6 người con trai, 1 người con gái mà còn trở thành một trong "Thiếu mạo tử vương" thời nhà Thanh, được Từ Hi thái hậu vô cùng coi trọng.
Ít ai biết rằng, người đầu tiên xây dựng nên tòa vương phủ nói trên chính là Hòa Thân – tham quan khét tiếng Thanh triều một thời.
Năm xưa vì có uy vọng cao trong triều, Hòa Thân từ sớm đã muốn xây cho mình một căn biệt phủ thật đặc biệt.
Tương truyền rằng ở Bắc Kinh khi ấy vốn có một ngôi chùa được xây từ thời nhà Minh, quanh năm khói hương nghi ngút, vị trí nằm ở nơi phong thủy bảo địa, thậm chí còn có giai thoại khẳng định nơi đây thuộc vào long mạch.
Hòa Thân vì vậy đã mua lại với giá cao, xây thành biệt phủ, đặt tên là "Hòa đệ". Nơi đây tuy không phải là phủ của hoàng tộc nhưng quy mô hoành tráng, kiến trúc vô cùng nguy nga, lộng lẫy.
Có lẽ, Hòa Thân năm đó vốn cho rằng sống trong một tòa biệt phủ sở hữu phong thủy tốt như vậy thì quan lộ sẽ luôn suôn sẻ, hậu duệ cũng sẽ có nhiều phúc phần.
Thế nhưng chẳng ai có thể ngờ rằng, tham quan họ Hòa và gia tộc của mình chẳng bao lâu sau đã nhận về vô số tai ương.
Sau khi Gia Khánh nắm quyền, Hòa Thân và phe cánh đã trở thành những đối tượng đầu tiên bị trừ khử.
Tham quan này bị cách chức, tịch biên tài sản, sau cùng bị ép phải tự vẫn. Quan trường thất bại, con cháu của Hòa Thân cũng chẳng có kết cục tốt đẹp.
Vào thời Càn Long, nhà vua từng gả công chúa cho con trai trưởng nhà họ Hòa là Phong Thân Ân Đức. Hai người này từng có với nhau một người con trai nhưng không may yểu mệnh qua đời.
Sau khi Hòa Thân tự vẫn, Gia Khánh niệm tình huynh muội với công chúa, không giết Phong Thân Ân Đức, cũng cho họ tiếp tục ở lại phủ đệ.
Tuy nhiên, "Hòa đệ" khi ấy đã bị buộc chia làm hai phần. Một phần cho vợ chồng công chúa ở, phần còn lại xây thành Khánh Vương phủ, ban cho em trai của Hoàng đế - tức Khánh Thân vương Vĩnh Lân.
Thế nhưng dù có tránh được kết cục chết chóc thì ngoài 2 người con gái, Phong Thân Ân Đức và công chúa cũng không thể sinh hạ thêm người con trai nối dõi nào cho gia tộc họ Hòa nữa.
Ba đời chủ nhân liên tiếp gặp tai ương, hậu duệ đều có số phận bi đát, chính những điều trùng hợp tới khó tin này đã khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về phong thủy và vận khí của tòa phủ đệ nổi bật nhất kinh thành năm nào…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.