“Tôi buồn vì nhiều người không có chuyên môn vẫn tự kết luận chuyện cá chết”

Lương Kết Thứ ba, ngày 05/07/2016 12:57 PM (GMT+7)
"Vừa rồi báo chí có thăm dò về phản ứng của dân chúng sau vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung xem họ tin ai hơn? Tin nhà quản lý, tin mạng xã hội hay tin các nhà khoa học? Kết quả là tỷ lệ dân tin vào nhà khoa học là lớn nhất" Thứ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc chia sẻ.
Bình luận 0

img

Thứ trưởng Phạm Công Tạc (đứng - ảnh Lương Kết).

Sáng ngày 5.7, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức họp báo thường kỳ quý II năm 2016, Thứ trưởng Phạm Công Tạc chủ trì.

Theo Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc, trong công tác quý II năm 2016, sự kiện hải sản chết hàng loạt một cách bất thường ở 4 tỉnh miền Trung đã gây sự xôn xao dư luận xã hội.

Ngay sau khi xay ra sự cố trên xảy ra, Bộ KHCN đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Bộ NNPTNN, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam để cùng xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết bất thường. Quá trình xác định nguyên nhân, có hơn 100 nhà khoa học trong nước thuộc nhiều chuyên ngành liên quan, đến từ 30 đơn vị khác nhau đã được huy động.

Bên cạnh đó Hội đồng chuyên gia KHCN cũng đã phối hợ chặt chẽ với các nhà khoa học nước ngoài (từ Australia, Nhật Bản, Đức, Pháp, Israel) để bổ sung dữ liệu đánh giá, tăng cường độ tin cậy và tính chính xác, khách quan.

Qua phân tích các mẫu cá chết, thử nghiệm, phân tích các mẫu nước dị thường thu được, phân tích ảnh vệ tinh, cùng kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm đã chứng minh có một nguồn nước thải từ khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), được kết hợp với hydroxit sắt, tạo thành phức sắt dạng keo chứa độc tố Phenol, Xyanua... có tỷ trọng lớn hơn nước biển, di chuyển theo dòng hải lưu từ Bắc vào Nam gây ra tình trạng hải sản chết hàng loạt bởi độc tố và thiếu ôxy, nhất là các loài cá tầng đáy.

Trả lời câu hỏi của báo chí về phương án khắc phục sự cố môi trường sau sự cố Formosa xả thải sẽ phải mất thời gian bao nhiêu lâu, kinh phí thế nào, Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhận định rằng đây là vấn đề rất rộng lớn.

"Chức năng quản lý chính thuộc về Bộ TNMT. Trong bộ máy Nhà nước, mỗi cơ quan, đơn vị có một chức năng nhất định, không thể làm thay được. Việc kiểm soát chất thải ở Formosa là trách nhiệm của Bộ TNMT, Cục Môi trường. Còn chúng tôi lập hội đồng các nhà khoa học để hỗ trợ cho Bộ TNMT, hỗ trợ cho các cơ quan điều tra có chứng cứ trong việc tìm nguyên nhân, thủ phạm gây ra tình trạng cá chết"- Thứ trưởng Tạc nói.

Thứ trưởng Tạc cho biết thêm: Sau sự kiện cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, ông có theo dõi rất kỹ và có tham gia công tác cùng các vị lãnh đạo các bộ, ngành. "Đôi khi tôi có cảm giác buồn, bởi lẽ đã là khoa học thì phải luôn hết sức chính xác và trung thực. Nhưng có những người không hoạt động khoa học, không học chuyên môn về các vấn đề liên quan đến việc xác định nguyên nhân cá chết nhưng vẫn lên tiếng, một cách chung chung, rồi đưa các ý kiến đó lên mạng xã hội. Làm khoa học là phải trả lời các vấn đề một cách rất khoa học, chính xác. Vì thế, để đảm bảo tính chính xác, khoa học, một số câu hỏi của báo chí đặt ra chúng tôi không thể trả lời ngay được" - Thứ trưởng Tạc bày tỏ.

Trả lời bổ sung vấn đề này, PGS.TS Vũ Đức Lợi – Phó Viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết thêm, việc xây dựng phương án phục hồi và khắc phục sự cố môi trường sau khi xác định Formosa xả thải gây ô nhiễm, Chính phủ đã giao cho Bộ TNMT.

Hội đồng khắc phục sự cố này do Thứ trưởng Bộ TNMT Võ Tuấn Nhân là chủ tịch, ông Nguyễn Văn Tài - Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường là phó chủ tịch, trong hội đồng còn có đại diện của 4 tỉnh miền Trung và đại diện Bộ KH&CN cũng tham gia trong hội đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem