Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen canh canh ruộng lúa vừa được xây dựng thí điểm thành công tại xã An Điền, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre). Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực có 17 hộ nông dân tham gia, do Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào thực hiện.
Sau khi tiếp thu cơ bản nội dung của Quỹ đồng tài trợ, ông Lộc đăng ký xin tham gia Tổ nuôi tôm càng xanh ấp An Khương, xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) và cùng tổ đăng ký thực hiện Quỹ đồng tài trợ với Ban phát triển xã.
Những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp và tỉnh Bến Tre được xác định là một trong các tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu rõ nét nhất. Trước tình hình đó, nhiều chương trình, dự án, mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu đã được triển khai, nhân rộng, trong đó có mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen ruộng lúa.
Đầu tháng Chạp, về huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), cứ cách mấy căn nhà là thấy chiếc vỏ lãi đậu dưới mé sông đợi cân tôm càng. Trên bờ, chị em phụ nữ nhanh tay dội nước rửa, phân loại từng thùng tôm các anh xách dưới ruộng lên để cho vào bồn ô xy.
Tôm càng không chỉ nuôi ở vùng nước ngọt ở ĐBSCL như: Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang mà hiện tại ở vùng đất ngập nước ven biển Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, tôm càng toàn đực cũng được nuôi rất nhiều. Giá tôm càng to hiện đang được nông dân bán với giá từ 150.000-200.000 đồng/kg, tôm sú trong ruộng lúa là 250.000 đồng/kg.
Chỉ trong 1 năm, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Thới Bình (Cà Mau) đã tăng lên 4.000ha so với năm 2016, đưa tổng diện tích nuôi tôm càng xanh của huyện này lên gần 12.000ha. Đây được xem là năm có diện tích nuôi tăng đột biến, khiến mối lo ngại về điệp khúc được mùa - mất giá lại tái diễn.