Bắt mạch qua sợi chỉ trong Tây Du Ký có thật hay không?

Anh Nguyễn Thứ năm, ngày 09/06/2022 20:30 PM (GMT+7)
Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không giả danh thần y chẩn trị, bắt mạch cho nhà vua Chu Tử chỉ bằng… ba sợi tơ vàng óng. Vậy việc chữa trị như thế chỉ là tình tiết hư cấu trong phim hay đây là liệu pháp có thật trong lịch sử y học Trung Quốc?
Bình luận 0

1. Truy tìm bí mật của truyền thuyết “huyền ty bắt mạch”

Trong tập 20 phim Tây Du Ký (1986) , với việc giả danh thần y để vào cung vua diện kiến Quốc vương Chu Tử, Tề thiên Đại Thánh - Tôn Ngộ Không đã khiến biết bao khán giả nghiêng ngửa với việc có 72 phép biến hóa thần thông quản đại lại còn có thể  bắt mạch và chẩn đoán “đúng như thần sầu” chỉ dựa vào 3 sợi tơ vàng bắt vào cổ tay của nhà vua và cách người bệnh qua một tấm màn.

Khi xem phim chắc chắn nhiều người sẽ thốt lên rằng đây chỉ là tình tiết hư cấu được Ngô Thừa Ân – tác giả của nguyên tác Tây Du Ký thêm thắt khiến cho quyển tiểu thuyết của mình. Thế nhưng, khi tìm hiểu trong dân gian Trung Quốc thì câu chuyện bí ẩn về việc đoán bệnh qua sợi tơ – hay còn gọi là “huyền ty bắt mạch” thật sự là có thật?!

Bắt mạch qua sợi chỉ trong Tây Du Ký có thật hay không? - Ảnh 1.

Tề Thiên Đại Thánh khiến cho khán giả nghiêng ngửa về tài chữa bệnh qua sợi tơ trong phim Tây Du Ký!

Tương truyền trong dân gian Trung Quốc, liệu pháp nói trên xuất phát từ trong hoàng cung – nơi gia đình hoàng gia và các cung tần mỹ nữ sinh sống. Không giống như những người bình thường, để có thể chữa bệnh cho các vị hoàng hậu, công chúa hay cung tần mỹ nữ, các thái y không thể nào tiếp xúc trực tiếp được với họ bởi quy định về “nam nữ thụ thụ bất thân” được thực hiện nghiêm ngặt trong cung cấm. Vì vậy, họ đã nghĩ ra cách chẩn đoán và bốc thuốc cho các vị quý nhân này bằng cách cột sợi tơ vào tay của bệnh nhân, cách một tấm màn che hay ngồi một căn phòng khác để có thể chữa bệnh được cho họ.

Không chỉ xuất hiện ly kỳ và huyền diệu trong phim Tây Du Ký, phương pháp này còn được vị thần y Tôn Tư Mạc đời nhà Đường sử dụng để bắt mạch chữa bệnh cho Hoàng hậu nương nương lúc bấy giờ.

Bắt mạch qua sợi chỉ trong Tây Du Ký có thật hay không? - Ảnh 2.

Tôn Tư Mạc - Thần y đời nhà Đường.

Theo như truyền thuyết kể lại rằng, vì Hoàng hậu nương nương hoài thai đã lâu nhưng chưa hạ sinh được nên đã cho mời Tôn Tư Mạc vào cung chữa bệnh. Với việc là một người xuất thân cao quý, nên thái giám bên cạnh Hoàng hậu đã tìm cách thử vị thần y nổi tiếng lẫy lừng với phương pháp cột tơ – bắt mạch trước khi kê đơn, chẩn bệnh cho bà.

Ông ta đã dùng sợi tơ để bắt mạch cột vào chân con vẹt để xem thử vị danh y này có thật sự tài giỏi như lời đồn đại hay không. Tôn Tư Mạc đã khiến gã thái giám ấy một phen khiếp sợ khi vừa chạm tay vào tơ đã đoán ra… mạch đang được chuẩn đoán không phải… của người. Chính vì vậy, hắn ta liền dùng sợi tơ cột vào tay Hoàng hậu để cho Tôn  Tư Mạc khám chữa. Quả thật, sau đó tiếng tăm của vị thần y với liệu pháp thần kỳ ngày càng vang xa khi Hoàng hậu sau khi uống thuốc ông kê đã hạ sinh long tử cho nhà vua một cách dễ dàng. Thế nhưng khi hỏi huyền cơ của phương pháp này thì vị thần y lại không nói một lời nào, chỉ cười khẩy rồi bỏ đi.

2. "Huyền ty bắt mạch" là có thể tin?

Nếu chỉ dựa vào truyền thuyết, lời tương truyền từ trong dân gian để nói về phương pháp thần tiên này là thật thì có phần gượng ép. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và ghi chép lại trong Cổ đại y học tuyệt kỹ rằng “huyền ty bắt mạch” chỉ là liệu pháp xảo diệu để có thể che mắt người ngoài ngành.

Thật vậy, với những danh y chân chính, họ không thể nào kê đơn bốc thuốc khi chỉ dựa vào những sợi tơ mong manh như vậy. Việc sử dụng liệu pháp “huyền ty bắt mạch” chỉ là phương án dùng để chữa bệnh cho những người có thân phận tôn quý hay trước định kiến về “nam nữ thụ thụ bất thân” trong xã hội cổ đại.

Bắt mạch qua sợi chỉ trong Tây Du Ký có thật hay không? - Ảnh 3.

"Huyền ty bắt mạch" là liệu pháp được các thái y sử dụng để chẩn bệnh cho các nương nương, công chúa trong hoàng cung.

Nhưng nếu nói “huyền ty bắt mạch” chỉ là thủ thuật che mắt, vậy làm thế nào các danh y có thể kê đơn đúng thuốc đúng bệnh cho các bệnh nhân? Dựa theo y học, có thể giải thích vấn đề này như sau: các vị thần y như Tôn Tư Mạc hay các vị danh y chân chính đều là những thầy thuốc dày dạn kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh. Họ có thể đã hỏi qua thể trạng của bệnh nhân thông qua những người thân cận như thái giám, cung nữ, người nhà cũng như quan sát các triệu chứng của người bệnh qua thần thái, khuôn mặt và cử chỉ để từ đó họ có thể kê đơn và bốc thuốc đúng bệnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem