1. GM chôn vùi Chrysler Airflow bằng cách “bôi nhọ”
Xuất hiện vào năm 1934, mẫu xe Chrysler Airflow trở thành một trong những loại xe tiên tiến có hiệu suất khí động học tốt nhất ở thời điểm đó, và đã tạo ra những nguy cơ soán ngôi vị trí hàng đầu của các hãng xe tên tuổi.
Điều đó khiến General Motors (GM) tỏ ra ghen tức vì một hãng xe nhỏ như Chrysler lại có thể tạo ra chiếc xe tiên tiến hơn bất cứ ô tô nào đang chạy trên đường. GM bắt đầu mua các quảng cáo trên tờ Saturday Evening Post và đăng tải tuyên bố Chrysler đã ăn cắp một thiết kế bí mật hàng đầu của GM, dù rằng nó chưa bao giờ được lộ diện, và cho rằng đó là một mẫu xe nguy hiểm trên đường phố.
Phản pháo lại, Chrysler đã phát hành một bộ phim thời sự gây sốc khi cho Airflow trình diễn hệ thống theo tiên tiến, cùng với loại lốp chạy ở tốc độ cao, trang bị kính an toàn khi bị ném quả bóng với tốc độ nhanh vẫn không hề vỡ, cùng với khả năng lao xuyên qua các ô cửa kính.
Không những thế kiến trúc thân liền khối của Airflow còn hoàn toàn bằng thép trong khi ở thời điểm đó hầu hết xe hơi vẫn sử dụng cả vật liệu bằng gỗ. Điều đó cho thấy nó hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn hiện đại.
Nhưng trớ trêu thay, chiến dịch bôi nhọ của GM lại thành công. Nó đã khiến cho Airflow phải ngưng hoạt động vào năm 1937.
2. Tucker bị cáo buộc gian lận kinh doanh
Ra đời năm 1948, hãng xe Tucker đã chiếm được hình ảnh trước công chúng nhờ thiết kế hợp lý, đậm nét, tính năng an toàn tiên tiến và chiến dịch gây quỹ của người sáng lập Preston tucker.
Là một nhà thiết kế thành công trong lĩnh vực tháp pháo của hải quân Mỹ trong thời kỳ chiến tranh, Tucker đã ra chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên cả nước và thực hiện cuộc du hành khắp đất Mỹ để lăng xê về mẫu xe tương lai của mình, đồng thời bán cổ phiếu và thu lại khoản tiền mặt để gây quỹ sản xuất ô tô. Nhưng công ty gần như đã phá sản ngay từ đầu, bởi số tiền mà Tucker huy động được cũng chỉ đủ để duy trì hệ thống chiếu sáng tại nhà máy của mình ở Chicago.
Trong khi với các tính năng an toàn tiên tiến như một túi hơi, hệ thống thiết bị gia cố an toàn, kính chắn gió chống vỡ và một đèn pha trung tâm và hệ thống truyền động bánh trước, Tucker 48 thực sự được tin tạo ra sự đột phá trong việc bảo vệ lái xe. Nhưng thật không may, thực tiễn kinh doanh của công ty lại rất khả nghi. Để có tiền mặt, Tucker còn bán cả các phụ kiện cho các khách hàng khi mà xe của họ chưa được xây dựng, và công việc sản xuất đã phải trì hoãn khi chính phủ can thiệp. Năm 1950, công ty bị truy tố vì tội gian lận và phải đóng cửa.
Kết quả chỉ có đúng duy nhất 51 xe được Tucker sản xuất. Cho đến nay chính vì số lượng hiếm có và tai tiếng của Tucker trong lịch sử lại phần nào khiến xe Tucker trở thành xế cổ đáng mong ước nhất, với giá bán vào tháng 8 năm ngoái đắt cắt cổ khoảng 1.567.500 USD.
3. Giấu thông tin nguy cơ chết người do lỗi động cơ 6,5 triệu xe
Năm 1969, Cục An toàn Giao thông Mỹ (NHTSA) đã nhận một báo cáo của GM về những khiếm khuyến trong động cơ Chevrolet có thể gây ran guy cơ chết người. GM lúc đó cho biết có 172 báo cáo cho biết động cơ Chevrolet bị lỗi, gây ra 63 vụ tai nạn và 18 người bị thương vong.
Nhưng điều đáng chỉ trích ở chỗ, GM và NHTSA lại phớt lờ nguy cơ này và giữ im lặng trong gần 3 năm trước khi công khai thừa nhận vấn đề này.
Loại động cơ đuwọc sử dụng trong các xe Chevy suốt những năm 1965-1969 có thể gây ra các vấn đề về tốc độ, tạo ra mô-men quay động cơ trượt khỏi vị trí, thanh nối bướm ga bị căng thẳng và tạo ra việc tăng tốc ngoài ý muốn. Các hiện tượng cũng có thể khiến các hộp số truyền động hoạt động không đúng vị trí làm cho xe rất khó di chuyển tới chỗ đỗ. Trong suốt cuộc tiến hành điều tra, GM đã tiết lộ với NHTSA rằng các vấn đề động cơ này đã đã xuất hiện trên các xe của mình từ năm 1958.
Cho tới khi hệ thống động cơ cùng với lỗi mã lực diễn ra tràn lan trong những năm 1960 đã khiến hệ thống truyền thông để mắt tới. Lúc đó, vào ngày 5.12.1971, GM mới chính thức phát đi thông báo triệu hồi 6.5 triệu xe để sửa lỗi.
4. Ford Pinto phun xăng “hỏa thiêu” khoang hành khách
Ra mắt vào năm 1971, Pinto đã tạo ra làn sóng nhập khẩu xe cho phân khúc thị trường tầm thấp. Trong thời gian ngắn, mẫu xe đã đạt được thành công lớn, bán ra 328.275 chiếc ngay trong năm đầu tiên. Nhưng đáng buồn Pinto lại dĩnh một lỗ hổng chết người và tồi hơn là Ford đã biết về điều này.
Khi có va chạm từ phía sau, cổ bình nhiên liệu của Pinto có thể bị tách ra và đâm thủng cả bình nhiên liệu, khiến nhiên liệu phun vào khoang hành khách và có thể bốc cháy. Một cuộc điều tra vào năm 1977 tiết lộ, Ford đã biết về điều này thậm chí trước cả khi đi vào sản xuất Pinto, nhưng đã quyến định vẫn sản xuất và chỉ chi ra có 1 USD để thêm lớp bảo vệ cho bình xăng.
Sau đó Ford đã bị chỉ trích thậm tệ về những nguy cơ mà lỗi bình xăng này có thể khiến số người bị tử vong mỗi năm. Trước áp lực của công chúng, năm 1978 Ford đã phải thu hồi 1.5 triệu xe Pinto để sửa hệ thống nhiên liệu. Nhưng con số 900 người chết do lỗi xe này gây ra đã khiến Ford phải đổ hàng trăm triệu USD để bồi thường trong những vụ kiện dân sự và phải mất thời gian khá dài mới dàn xếp được.
5. Lỗi hộp số xe Ford khiến hàng trăm người thương vong
Không chỉ lao đao vì phải trả số tiền khổng lồ cho các nạn nhân liên quan đến Pinto, Ford còn đối mặt với thảm họa triệu hồi xe vào năm 1980 sau khi NHTSA côn bố kết quả của cuộc điều tra trong 3 năm, phát hiện ra hộp số tự động của Ford được sản xuất vào những năm 1966-1980 bị lỗi khiến lái xe không có thể bị trượt lái khi đỗ xe, làm cho xe bị lăn bất ngờ.
Vẫn như Pinto, trường hợp này Ford được cho là đã biết trước từ năm 1972. Nhưng đã không muốn bỏ ra vài đồng xu chỉ với 0,03 USD để sửa lỗi hộp số cho mỗi chiếc xe. Song công ty này đã phải trả cái giá đắt tới 20 triệu USD cho các nạn nhân và gia đình của họ do lỗi hộp số Ford gây ra.
Sau khi phát hiện khiếm khuyết hộp số xe Ford đã gây ra 777 vụ tai nạn, làm 259 người bị thương và 23 người chết, NHTSA đã ban hành lệnh thu hồi 23 triệu xe khiến Ford có thể phá sản ngay lập tức. Để gỡ thế nguy, giới chóp bu của Ford đã thỏa thuận sửa lỗi cho 23 triệu xe.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.