Tốt hơn cả Viagra, 6 đặc sản này được ví như "thần dược phòng the"

Lục Vô Song Thứ ba, ngày 28/11/2017 13:30 PM (GMT+7)
Sâm cau của người Quảng Ngãi, ngọc dương, hàu biển, sùng đất, sá sùng, cá ngựa khô,... là 6 trong số những đặc sản luôn được chị em tìm đủ mọi cách săn lùng. Bởi, dù giá của chúng có đắt đỏ đến bao nhiêu đi chăng nữa thì chị em vẫn muốn "sở hữu" với mục đích bồi bổ cho chồng như một thứ “thần dược phòng the”.
Bình luận 0

Sâm cau - sâm “ông uống, bà khen" đặc sản xứ Quảng 

Với mùi thơm như sâm Hàn Quốc, vị ngọt thanh khi ngâm rượu cùng lời truyền tụng về tác dụng "ông uống, bà khen", sâm cau ngày càng được nhiều người miền xuôi tìm mua.

img

Sâm cau là cây mọc hoang khá phổ biến ở nhiều vùng núi của nước ta. Tuy nhiên ở Quảng Ngãi, sâm cau gần như chỉ có ở  huyện miền núi Sơn Tây. Theo lời người dân nơi đây thì do lá của nó có hình mũi mác xếp nếp tựa như lá cau, nên được gọi là sâm cau.    

img

Qua quan sát cây sâm cau cao từ 30-100cm, rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón chân người lớn, vỏ thô màu đỏ thẫm, bên trong màu vàng ngà. Sâm cau có thể thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu. Việc chế biến sâm cau khá đơn giản, lấy phần rễ và thân rửa sạch, sau đó phơi khô rồi bỏ vào ấm nấu nước uống. Tuy nhiên phổ biến nhất là ngâm rượu bằng rễ tươi, hoặc đã phơi khô. Sau khi ngâm khoảng 3 tháng trở lên thì có thể đem ra uống và càng để lâu thì càng ngon.

Cùng với lời truyền tụng về tác dụng "ông uống, bà khen",  rượu sâm cau có màu vàng trong, mùi thơm như nhân sâm Hàn Quốc nhưng vị ngọt hơn. Cho nên sâm cau ngày càng được nhiều người miền xuôi tìm mua.

Ngọc dương - “Thần dược phòng the” núi đá cố đô - bỏ tiền triệu vẫn khó mua

Càng về cuối năm, nhu cầu ngọc dương (hay còn gọi là cà dái dê) càng nhiều. Tuy nhiên, theo các chủ trại dê núi đá ở Ninh Bình, do số lượng có hạn nên dù các đại gia có bỏ cả tiền triệu cũng khó mà mua được bộ “thần dược phòng the” như ý muốn.

img

Ông Đàm - một chủ trang trại dê trong núi đá ở TP.Tam Điệp (Ninh Bình) cho biết: “Nhu cầu mua ngọc dương dê của khách rất nhiều. Đặc biệt là dịp cuối năm, giáp Tết các đại gia càng săn lùng ráo riết hơn nhưng trại của tôi cũng không đủ cung cấp mà chỉ có một số bạn hàng quen, thân mới có cơ hội mua được”.

Ông Đàm cho biết thêm, hiện trên thị trường có rất nhiều nơi rao bán ngọc dương dê, có nhiều người còn bán giá rẻ chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng/bộ khiến nhiều khách lầm tưởng khi sử dụng sẽ đạt được hiệu quả như ý muốn song đều sai lầm. Bởi dái dê chuẩn nhất phải lấy từ dê nuôi ở núi đá Ninh Bình, nơi có khí hậu 4 mùa, núi có rất nhiều lá thuốc khi dê ăn được sẽ tích vào thịt, ngọc dương mới đạt chất lượng tốt nhất.

img

Theo ông Đàm, giá mỗi bộ cà dái dê tùy theo độ tuổi, dê càng nhiều tuổi giá ngọc dương càng cao. Trung bình mỗi bộ ngọc dương có giá trên dưới 1 triệu đồng, có bộ vài triệu đồng là bình thường. “Vào những tháng cuối năm này, có nhiều khách gọi đặt hàng, đáng nói có nhiều đại gia còn tìm vào tận trang trại để hỏi mua mà cũng không có hàng, bởi ngọc dương là mặt hàng đặc biệt, khách muốn có phải đặt trước cả năm, thậm chí là vài năm tôi mới thửa nuôi được dê cho ngọc dương chất lượng tốt” – ông Đàm tiết lộ. 

Săn hàu - hải sản có tác dụng tráng dương 

Nghề săn hàu, một loại hải sản giàu kẽm có thể có tác dụng tráng dương cho phái mạnh đang trở thành nghề "hái" ra tiền cho phái yếu ở miền biển Nghĩa Hưng (Nam Định). Trung bình mỗi người phụ nữ nơi đây có thể kiếm được nửa triệu/ngày nhờ vào việc săn loài đặc sản "phòng the" này.

img

Bà Nguyễn Thị Nhường ở xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng cho biết, nghề bắt hàu có thể làm được quanh năm, nghề tuy khá vất vả nhưng đổi lại bà con có thu nhập tốt nên mọi người cũng phấn khởi.

img

Trung bình mỗi ngày bà Nhường bắt được khoảng hơn 1 tạ hàu, tính giá thị trường hiện tại khoảng 4.000 đồng đến 5.000 đồng/kg, tính ra bà Nhường có thu nhập khoảng 400.000 đồng đến 500.000 đồng/kg, tùy thời điểm. "Năm nay hàu nhiều, bà con chúng tôi sức có hạn nên cũng chỉ bắt được khoảng trên dưới 1 tạ/ngày/người thôi" - bà Nhường nói.

Sùng đất - bí quyết giúp đàn ông Cơ Tu “ngàn năm tráng kiện”

Từ lâu, loài côn trùng này đã trở thành bí quyết phòng the hữu hiệu của các quý ông nơi đây. Theo lời lưu truyền thì thời xa xưa, những người đàn ông Cơ Tu giàu có thường lấy năm bảy vợ mà bà nào cũng đẻ “sòn sòn” là nhờ ăn các món làm từ sùng đất.

img

Cho đến nay, đồng bào Cơ Tu ở miền núi phía Tây Quảng Nam vẫn lưu giữ một món ăn truyền thống được xem là Viagra cho các quý ông nơi đây từ xa xưa. Đó là món “thiên niên kiện” được nấu bằng con “cơ đang” với cây đọt non. Cơ đang là tên mà đồng bào nơi đây gọi sùng đất – loài côn trùng có thân bằng ngón tay út người lớn, màu trắng ngà, hoặc trắng xanh, hoặc vàng. Đầu màu cánh kiến cứng, có hai răng màu đen nằm ngang. Đọt là một loại cây có thân mỏng, giống cây nứa. 

img

Sùng đất ăn mía có màu vàng đậm, còn loại ăn khoai mì có màu trắng, to hơn sùng mía. Theo các già làng kể lại, ban đầu người ta không dám ăn các loại sùng này vì hình dáng “nhờn nhợn” của chúng nhưng rồi cuộc sống nghèo đói “cái gì cũng cho vào miệng” nên họ “nhắm mắt ăn liều” và không ngờ nó lại ngon và bổ đến thế. Các già làng kể rằng, xưa kia, đàn ông Cơ Tu được thoải mái trong việc lấy vợ, đặc biệt là những người giàu có.

Sá sùng

Sá sùng là một loại hải sản thân mềm, có nhiều ở các vùng biển Việt Nam. Tùy theo vùng miền mà sá sùng mang tên gọi khác nhau như sâu đất, bi bi, con cạp đất...

img

Sá sùng có da trơn nhẵn, thay đổi theo màu sắc môi trường. Khi còn tươi, sá sùng có độ dài khoảng 5 đến 10 cm, cá biệt có con dài đến 15–40 cm.

img

Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, chúng thu mình lại, tròn như một quả bóng, cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Hình dạng sá sùng gợi khá nhiều "liên tưởng" nên chúng thường được săn lùng để làm thần dược phòng kín cho cánh mày râu.

"Thần dược phòng the" ở chợ cá ngựa Phú Quốc

Không chỉ là loài sinh vật có chu trình sinh sản vào loại đặc biệt nhất hành tinh, cá ngựa còn được biết đến như một vị thuốc quý điều trị các bệnh về xương khớp và sinh lý.

img

Cá ngựa có ở nhiều vùng biển cả nước như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Phan Thiết), Đầm Môn (Khánh Hòa), Sông Cầu (Phú Yên), nhưng Phú Quốc (Kiên Giang) mới là nơi tập trung nhiều cá ngựa tự nhiên nhất. Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm là mùa sinh sản của cá ngựa khi chúng tìm về những hang đá, rạn san hô chết…để giao phối. Vì thế, đây cũng thời gian ngư dân Phú Quốc bắt được nhiều cá ngựa nhất và bày bán tấp nập trong các khu chợ ở trên đảo.

img

Theo Đông y, cá ngựa (hải mã) là một vị thuốc giúp điều trị các bệnh về xương khớp và sinh lý ở nam. Do đó, trong số đặc sản Phú Quốc mà khách du lịch mua về, cá ngựa là mặt hàng được ưa chuộng hơn cả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem