Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thành phố Bảo Lộc ngày nay là một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 800 - 1.000m. TP. Bảo Lộc nổi tiếng với cây chè với lịch sử lâu đời. Đây cũng là địa phương có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng của Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng giúp cho nhiều gia đình phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Mặc dù vậy, hiện nay TP. Bảo Lộc vẫn còn trên 80 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,18% và 350 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,76%. Đến cuối năm 2023, trên địa bàn thành phố đã giảm được 333/767 hộ nghèo đa chiều (tương ứng 43,1%/ tổng số hộ nghèo so với năm 2022) trong đó giảm 109 hộ nghèo và 224 hộ cận nghèo.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Cương, - Phó Chủ tịch UBND TP. Bảo Lộc cho biết, để thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, cải thiện điều kiện sống và sản xuất ở vùng ven, vùng khó khăn của các xã, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các hộ nghèo, địa phương đã giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin...
"Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, TP. Bảo Lộc đã hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, vay vốn tín dụng ưu đãi, khuyến nông, đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân...
Đặc biệt, TP. Bảo Lộc đã triển khai hỗ trợ mô hình sinh kế cho các nhóm cộng đồng ở các xã Lộc Châu và Đamb’ri cho 13 hộ với số tiền hơn 500 triệu đồng. Hiện, chúng tôi đang tiếp tục triển khai cho các xã Đại Lào, Lộc Châu, Đamb’ri, Lộc Nga và phường Lộc Sơn, với kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng", ông Phan Văn Cương thông tin.
Có mặt tại xã Lộc Châu, phóng viên ghi nhận sự phấn khởi của người dân khi được trao sinh kế là những con bò giống. Những con bò giống đã tạo sự phấn khởi, nỗ lực cho các hộ nghèo có ý thức vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Quốc Huy (45 tuổi, thôn 2, xã Lộc Châu) cho biết: "Được nhà nước hỗ trợ bò giống, gia đình tôi phấn khởi lắm. Chúng tôi được cấp 1 con bò mẹ và một con bê đến nay đã được 9 tháng rồi, chúng lớn nhanh nhờ được tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ xã và thành phố. Sau này con bê lớn là chúng tôi bán được để có thu nhập, còn bò mẹ thì lại lấy giống để tăng đàn lên".
Cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Bảo Lộc cho biết, toàn xã Lộc Châu có 8 hộ dân được hỗ trợ 8 cặp bò để tạo sinh kế, phát triển kinh tế trị giá khoảng 300 triệu đồng. Trong đó, những hộ được trao bò sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, xây dựng chuồng trại...
Mặc dù thực hiện công tác giảm nghèo tại TP. Bảo Lộc đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Trong đó, TP. Bảo Lộc nhận định, tình trạng một số hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, chưa chủ động khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo.
Ngoài ra, việc phân bổ kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia của những năm trước còn chậm, nên việc triển khai mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo còn chậm so với kế hoạch thời gian.
TP. Bảo Lộc cũng đặt mục tiêu, trong năm 2024 sẽ giảm 200 hộ nghèo đa chiều trong đó giảm 60 hộ nghèo và 140 hộ cận nghèo, đến năm 2025 không còn hộ nghèo đa chiều. Đồng thời, bảo đảm 100% hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ thẻ bảo hiểm xã hội, được chăm sóc sức khỏe và có cơ hội học hành, được giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng để có thể tự lao động, vươn lên trong cuộc sống.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.