TP.HCM chuẩn hóa sản phẩm OCOP gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Trần Đáng Thứ ba, ngày 15/11/2022 17:00 PM (GMT+7)
Theo đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM đặt trọng tâm sẽ phát triển sản phẩm OCOP gắn với cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Bên cạnh đó, thành phố sẽ chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường.
Bình luận 0

Chuẩn hóa sản phẩm OCOP

Theo đó, thành phố sẽ chuẩn hóa sản phẩm OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, như: Các đặc sản, sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, sẽ chuẩn hóa các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc. 

Cụ thể, thành phố ưu tiên sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống được các nghệ nhân, cộng đồng sáng tạo; sản phẩm được chế biến, chế biến sâu từ đặc sản, nguyên liệu địa phương, tri thức bản địa nhằm thúc đẩy chế biến sâu và nâng cao giá trị sản phẩm; các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố…

TP.HCM triển khai chuẩn hóa sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

TP.HCM sẽ chuẩn hóa sản phẩm OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, như các đặc sản, sản phẩm các làng nghề... (Trong ảnh: Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông ở huyện Củ Chi). Ảnh: Nguyên Vỹ

Về phân hạng, đánh giá, giám sát sản phẩm OCOP, thành phố sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, tăng cường áp dụng công nghệ, đơn giản hóa các hồ sơ, thủ tục. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc áp dụng chính sách, quy định về đánh giá, phân hạng sản phẩm, duy trì điều kiện và chất lượng sản phẩm của các chủ thể, sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận…

Mục tiêu đến năm 2025, TP. HCM phấn đấu có ít nhất 124 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Đến năm 2025, 100% xã xây dựng NTM trên địa bàn thành phố đều có sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên.

Phát triển sản phẩm OCOP trong bối cảnh mới

Theo đánh giá của UBND TP.HCM, sau 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã thể hiện sự phù hợp của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, ngành nghề và dịch vụ nông thôn có lợi thế theo chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tổ chức thực hiện còn tồn tại những hạn chế. Cụ thể như một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, chưa đi vào thực chất, đặc biệt là chưa dựa vào lợi thế, thế mạnh của các sản phẩm đặc trưng; chưa thực sự quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP. 

Chưa nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm; nhiều sản phẩm chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì, chưa chú trọng vào yếu tố chất lượng, đặc biệt là gắn với thị hiếu người tiêu dùng. Công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu đồng bộ. Năng lực của các tổ chức kinh tế OCOP còn khiêm tốn nên việc quản trị, phát triển còn gặp khó khăn...

TP.HCM xác định, giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình OCOP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được quan tâm và triển khai, đặc biệt đối với các địa phương không có điều kiện thuận lợi về sản xuất hàng hóa tập trung, nhưng có lợi thế về sản vật, ngành nghề truyền thống và dịch vụ du lịch.

Hiện, TP.HCM có 27 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao được thành phố công nhận. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem