Trước tình trạng này, Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh dự định sẽ đưa gas vào danh sách các mặt hàng bình ổn giá. Theo đó, việc bình ổn giá gas sẽ kéo dài quanh năm (từ 1.4.2012 đến 31.3.2013). Giá bán sẽ được các DN tham gia chương trình xây dựng và đăng ký với Sở Tài chính trên nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu giá thành theo các yếu tố hình thành giá và luôn đảm bảo tính hợp lý, ổn định (từ 3 – 6 tháng). Đồng thời dẫn dắt thị trường. Nếu giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng từ 5 – 10% so với đăng ký ban đầu, các đơn vị chủ động thực hiện lại việc đăng ký giá bán và được điều chỉnh giá sau khi Sở Tài chính thẩm định và chấp thuận.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Một đại diện Sở Công Thương cho rằng, tham gia chương trình này, DN có thể hòa vốn nhưng sẽ được hưởng những ưu đãi khác như được quảng bá thương hiệu, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư hạ tầng, kho bãi và giới thiệu những mặt bằng tốt tại các khu dân cư để mở cửa hàng…
Dù rằng DN sẽ được hưởng nhiều ưu đãi khi tham gia chương trình bình ổn giá gas của Sở Công Thương thành phố, nhưng nhiều doanh nghiệp lại cho rằng, việc này khó có thể thực hiện được.
Bà Lê Thị Anh Mẫn - Phó Giám đốc Saigonpetro cho rằng, trong mặt hàng gas, chi phí nguyên liệu chiếm tới trên 90% giá thành gas bán ra thị trường. Hơn nữa, lượng gas sản xuất trong nước từ hai Nhà máy Dinh Cố và Dung Quất không đủ, phần lớn vẫn phải nhập khẩu khiến giá gas trong nước luôn phải chịu tác động của giá thị trường thế giới. Do đó, không thể bình ổn giá bằng việc chỉ nắm đằng đuôi của vấn đề. Ngoài ra, các DN còn cho rằng, thời gian bình ổn mà Sở Công Thương đưa ra là quá dài, trong khi giá gas biến động liên tục. Do đó, việc đề xuất bình ổn của Sở Công Thương TP.HCM là khó khả thi.
Thuận Hải
Vui lòng nhập nội dung bình luận.