TPP: Giảm dần tình trạng được mùa mất giá cho nông sản

Mai Hương Chủ nhật, ngày 03/01/2016 17:30 PM (GMT+7)
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, sau khi gia nhập TPP, ngành nông nghiệp Việt Nam đứng trước cơ hội lớn với thị trường 600 triệu dân, đóng góp 40% GDP thế giới và chiếm 20% giao dịch thương mại toàn cầu.
Bình luận 0

img

Xuất khẩu gạo tại cảng Cần Thơ. Ảnh: I.T

Nhiều thành viên TPP là những thị trường tiêu thụ nông sản lớn của Việt Nam. Do đó, việc gia nhập TPP chính là cơ hội lớn cho nông sản Việt tiếp cận các thị trường với thuế suất về 0% như Mỹ, Úc, Canada, New Zealand và Nhật Bản…

Khi TPP có hiệu lực, Việt Nam còn có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các quốc gia xuất khẩu nông sản khác như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan (các nước không phải TPP) ở các mặt hàng như thủy sản, đồ gỗ…

“Khi gia nhập TPP, thủy sản, đồ gỗ, cao su, hạt điều, tiêu…của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các quốc gia xuất khẩu những mặt hàng nông sản cùng loại nhưng không phải là thành viên TPP. Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 39%, Nhật Bản chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thủy sản xuất khẩu vào Mỹ chiếm 19%, Nhật Bản 16%. Khi TPP có hiệu lực, tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sẽ cao hơn nếu chúng ta tranh thủ và có đủ sức đáp ứng được nhu cầu của họ để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu”- ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Singapore… sẽ là những thị trường giúp Việt Nam điều chỉnh linh hoạt, tốt hơn cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu, giảm dần tình trạng được mùa, mất giá cho nông sản ở trong nước bấy lâu nay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem