Trách kỷ - trách nhân

Thứ năm, ngày 18/11/2010 16:08 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Đội tuyển nữ VN đã có một trận đấu tốt với tuyển chủ nhà nếu nhìn vào khía cạnh tinh thần thi đấu. Thế nhưng trong bóng đá, việc cố gắng lấp đầy khung thành bằng số đông cầu thủ, chỉ co cụm phòng ngự mà không thể tấn công nổi một đường bóng, nhìn từ chuyên môn là phản bóng đá.
Bình luận 0

Thế nên nhiều người cứ nhìn vào tình cảm của mình để cam đoan rằng pha bóng đá phạt gián tiếp mà vị nữ trọng tài cho các cầu thủ Trung Quốc được hưởng ở cuối trận, là có… ý đồ. Chính từ pha bóng ấy mà đội tuyển nữ VN bị thua.

Nếu khách quan mà xem xét, thì lỗi đầu tiên vẫn phải thuộc về pha xử lý rất nghiệp dư của Kiều Trinh và quả phạt gián tiếp ấy là rất chính xác. Bởi thế, trách trọng tài là hơi vô lý.

Nhìn sang đội tuyển bóng đá Olympic VN, ông Calisto ngay sau trận đấu đã cho rằng trọng tài chính là nhân vật đã phá hỏng trận đấu. Cụ thế, tấm thẻ đỏ đối với Văn Hiếu là quá nặng và ông trọng tài đã bỏ qua nhiều lỗi đối với CHDCND Triều Tiên.

Cứ làm như trọng tài mới là nguyên nhân khiến Olympic VN bại trận. Trên thực tế, những sai sót của trọng tài, nếu có, chỉ là một trong những yếu tố chứ không phải tất cả. Nguyên nhân đơn giản chỉ là ta kém hơn, trình độ đẳng cấp thấp hơn.

Việc đổ lỗi cho trọng tài thường là câu cửa miệng của HLV nhưng trước khi trách người phải tự trách mình trước đã. Rõ ràng, nếu chỉ biết đổ lỗi và có ý che đi những khiếm khuyết của mình, sẽ chỉ có hại về sau này.

Sân chơi ASIAD vốn không phải là thực sự hoàn hảo về công tác tổ chức, đã có rất nhiều câu chuyện hài hước xung quanh công tác trọng tài và xếp lịch thi đấu.

Nhưng khi đã là luật chơi, ta phải chấp nhận và tốt nhất là tự hạn chế những sai lầm. Bài học của bóng đá cũng là bài học của các môn khác trong chặng đường tiếp theo của đoàn TTVN tại ASIAD này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem