Trận Cửa Việt: “Vòng cung Kursk” trong Chiến tranh Việt Nam

Chủ nhật, ngày 20/01/2019 11:35 AM (GMT+7)
Trận đánh ở Cảng Cửa Việt xứng đáng được xem là trận "Vòng cung Kursk" của binh chủng tăng thiết giáp ta trong Chiến tranh Việt Nam khi đây được coi là trận đấu tăng lớn nhất lịch sử quân sự Việt Nam.
Bình luận 0

img

Sở dĩ xem Trận Cửa Việt là "Vòng cung Kursk trong Chiến tranh Việt Nam" là vì quy mô cũng như ý nghĩa chiến lược của trận đánh này đối với cục diện chiến trường miền Nam Việt Nam trong năm 1973 khi Hiệp định Paris chuẩn bị được ký kết. Nguồn ảnh: Nhiếp ảnh gia Trung Thành.

img

Diễn ra chỉ trong thời gian ngắn, từ ngày 25.1 tới ngày 31.1.1973, trận Cửa Việt được phía quân đội ngụy Sài Gòn khơi mào nhằm tái chiếm lại cảng Cửa Việt từ tay Quân Giải phóng ngay trước khi Hiệp định Paris có hiệu lực vào 08:00 sáng, ngày 28.1.1973. Nguồn ảnh: Họa sĩ Lê Duy Ứng.

img

Hiệp định Paris nêu rõ, các bên "đang ở đâu ở nguyên vị trí", điều này đồng nghĩa với việc phía quân đội ngụy Sài Gòn sẽ nghiễm nhiên có được Cảng Cửa Việt miễn là họ chiếm được cảng này và giữ vững được nó tới khi hiệp định Paris có hiệu lực. Nguồn ảnh: Phidung.

img

Tung vào trận đánh này, phía quân đội ngụy Sài Gòn sử dụng nhiều lực lượng đặc biệt thiện chiến bao gồm 2 Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến, 4 đại đội tăng cường cùng với Thiết đoàn chiến xa 20 với các xe tăng M48 Patton, Thiết đoàn kỵ binh 7 và 17 với các xe tăng M41 và thiết giáp M113. Nguồn ảnh: Oldriver.

img

Về phía ta, có các Trung đoàn thuộc Sư 320B, 325 và 304. Ngoài ra còn có các đơn vị địa phương của quảng Trị, Khu Vĩnh Linh và đặc công hải quân cùng pháo binh. Nguồn ảnh: Thanhnien.

img

Đặc biệt, trận đánh này ta có sử dụng một tiểu đoàn pháo chống tăng 85mm và một tiểu đoàn trang bị tên lửa chống tăng AT-3 Sagger (tên lửa B72) để đối đầu với lực lượng xe tăng cực kỳ đông đảo và hung hãn của địch. Nguồn ảnh: Oldriver.

img

Sau màn "chào hỏi" với 70 lượt oanh tạc bằng B-52 và 60.000 viên đại pháo các loại nhắm vào phía Vĩnh Hòa, Thanh Hội, Cửa Việt,... quân đội ngụy Sài Gòn bắt đầu tiến quân theo 3 mũi và tiến đánh dồn dập vào các vị trí của ta. Nguồn ảnh: Oldriver.

img

Quân giải phóng vừa tác chiến phòng thủ một cách khôn ngoan, vừa đảm bảo các đòn đánh của ta không vi phạm Hiệp định Paris sắp có hiệu lực. Đặc biệt, tiểu đoàn trang bị tên lửa chống tăng AT-3 Sagger của ta đã khiến cho địch khiếp đảm. Nguồn ảnh: Oldriver.

img

Quân VNCH nhất là những kíp lái xe tăng đều hoang mang trước loại tên lửa có khả năng "ngửi mùi xe tăng địch" mà ta mới triển khai tới mặt trận. Kết quả là sau nhiều ngày tấn công với sức mạnh hỏa lực hủy diệt, chúng vẫn không thể giành được Cảng Cửa Việt, Quân giải phóng vẫn trụ vững tới tận ngày 31.1.1973, nghĩa là ba ngày sau khi hiệp định Paris có hiệu lực, phía Sài Gòn mới ngừng đánh. Nguồn ảnh: Oldriver.

img

Kết thúc Trận Cửa Việt, phía VNCH thiệt hại khoảng 113 xe tăng và xe thiết giáp, khoảng 2300 quân bị thương vong và 200 lính bị ta bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: Oldriver.

img

Bộ đội ta đang sửa chữa lại xe tăng địch mới thu được làm chiến lợi phẩm để sẵn sàng "dùng vũ khí địch đánh lại địch". Nguồn ảnh: Vietbao.

img

Trận Cửa Việt năm 1973 đã cho thấy, quân đội ta dù ít tác chiến quy mô lớn với xe tăng, nhưng vẫn hoàn toàn có thể làm chủ được loại khí tài này và đối đầu với lực lượng xe tăng đối phương hùng hậu hơn nhiều lần. Cũng chính tại đây, loại xe tăng M48 Patton của Mỹ đã bộc lộ quá nhiều điểm yếu khi dễ dàng bị các xe tăng hạng nhẹ của ta triệt hạ một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Critical.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem