Đội quân Hồi giáo khiến đế chế Đông La Mã hứng chịu thất bại thảm hại.
Theo War History Online, cuộc chinh phạt của người Hồi giáo đánh dấu sự xuất hiện của một trong những đế chế quyền lực nhất trên thế giới sau này.
Bối cảnh lịch sử
Đầu thế kỷ thứ 7 đánh dấu cuộc chiến tranh giữa hai đế chế Byzantine (Đông La Mã) và Sassanid (Iran). Hai đế chế này không ngừng đưa quân đội giao chiến với nhau suốt hàng chục năm, mà không hề để ý đến sự trỗi dậy của người Hồi giáo ở bán đảo Ả Rập.
Cuộc xung đột lãnh thổ và những trận chiến đẫm máu kết thúc quá muộn vào năm 627. Họ không có nhiều thời gian để chuẩn bị trước một đạo quân “thần thánh” đang sẵn sàng tấn công.
Ở thời điểm đó, nhà tiên tri Mohammed đã thống nhất bán đảo Ả Rập, truyền bá tư tưởng đạo Hồi khắp khu vực và được người dân đón nhận tích cực.
Chiến binh Đông La Mã. Ảnh minh họa.
Cái chết của nhà tiên tri Mohammed năm 632 đánh dấu sự thay đổi cơ bản, đưa người bạn thân Abu Bakr lên nắm quyền. Abu Bakr chủ trương xây dựng lực lượng, đem quân tiến đánh lên phía bắc, nhằm vào lãnh thổ do đế chế Đông La Mã kiểm soát (Syria ngày nay).
Ở thời điểm đó, Hoàng đế Heracilus của Đông La Mã mới chiếm được Syria từ tay người Sassanid. Hercailus cho xây dựng phòng tuyến từ Gaza cho đến Biển Đen. Phòng tuyến này chỉ nhằm bảo vệ tuyến đường huyết mạch trước những kẻ ăn cướp trong khi quân chủ lực vẫn tập trung ở phía bắc, đối mặt với kẻ thù Sassanid.
Kỵ binh Hồi giáo vốn quen với môi trường sa mạc khắc khiệt, dễ dàng tiến quân như vũ bão vào Syria. Mục tiêu hàng đầu của Abu Bakr chính là thành Damascus, nơi tập trung quân lực Đông La Mã. đông đảo nhất, do Thomas, con trai của Hoàng đế Heracilus nắm quyền chỉ huy.
Trong cuộc chinh phạt Syria, Abu Bakr giao 30.000 quân cho vị tướng thân cận nhất, Khalid ibn Walid.
Cuộc chiến đẫm máu ở Damascus
Khalid ibn Walid (trái) dẫn đầu đoàn quân Hồi giáo đánh thành Damascus năm 634.
Khalid biết đội quân Hồi giáo, vốn mạnh về kỵ binh, thiếu vũ khí công thành để mở toang cánh cổng vào thành phố Đông La Mã.. Do đó, vị tướng Hồi giáo này ra lệnh bao vây thành Damascus từ mọi hướng.
Đến cuối tháng 8.634, Damascus bị chia cắt hoàn toàn khỏi phần còn lại của đế chế Đông La Mã.
Chiến thuật của đạo quân Hồi giáo khá đơn giản, họ muốn cô lập để khiến kẻ thù trong thành chết mòn vì đói khát, cho đến khi chấp nhận mở cổng đầu hàng.
Toàn bộ 6 cổng thành dẫn vào Damascus đều bị quân Hồi giáo canh gác cẩn mật ngày đêm, không cho phép bất kỳ ai ra vào. 2.000 kỵ binh tinh nhuệ luôn tuần tra đề phòng trường hợp quân Đông La Mã.tràn ra ngoài đánh úp.
Đến đầu tháng 9, Hoàng đế Roman Heraclius gửi quân chi viện đến theo lời cầu cứu của Thomas. Khoảng 14.000 quân Đông La Mã bị chặn đánh bởi 10.000 quân Hồi giáo, cách thành Damascus khoảng 32km.
Các nhà sử học ngày nay nhận định, quân Đông La Mã.cố thủ ở Damascus đã không nhận được tin báo để phối hợp cùng đạo quân chi viện, đánh đồng thời hai mặt để phá vỡ thế bao vây của đội quân Hồi giáo.
Do đó, mãi đến tuần thứ 3 của tháng 9, Thomas mới xua quân ra ngoài phản công. Bộ binh Đông La Mã. do Thomas đích thân chỉ huy triển khai đội hình chiến đấu ngoài thành, dưới sự yểm trợ của hàng ngàn cung thủ canh gác trên tường thành.
Trong trận đánh này, Thomas bị trúng cung tên vào mắt phải và buộc phải thu quân. Vết thương khiến Thomas hết sức giận giữ và thề sẽ móc mắt của hàng ngàn chiến binh Hồi giáo để trả thù.
Bản đồ minh họa đội quân Hồi giáo (màu đỏ) vây chặt thành Damascus của đế chế Đông La Mã.
Trong đêm ngày 18.9, Khalid nhận được tin báo từ một giáo sĩ trong thành, rằng người Damascus ăn mừng một sự kiện hàng năm. Đó là cơ hội tốt nhất để tấn công và Khalid đơn phương dẫn cánh quân tiến đánh mà không kịp thông báo cho các chỉ huy khác.
Khalid giao cho những chiến binh khỏe mạnh nhất bí mật trèo vào thành từ cổng phía đông, hạ gục lính canh và thả dây xuống cho 100 người khác trèo lên. Khalid đích thân trèo qua tường thành trong khi những người khác mở cổng để cánh quân Hồi giáo tiến vào.
Thomas biết rằng mình không thể đẩy lùi quân Hồi giáo một khi họ tiến vào thành nên chủ động ra hàng tướng Abu Ubaida, chỉ huy chỉ xếp sau Khalid ở một cổng thành khác.
Abu Ubaida thuyết phục Khalid chấp nhận cho quân Đông La Mã. đầu hàng, khi vị tướng này đã đánh đến trung tâm thành phố. Bởi theo nguyên tắc Hồi giáo, nếu đầu hàng, mọi người sẽ được tha mạng, còn nếu chống trả, tất cả sẽ bị giết hết.
Ubaida nói tàn sát người trong thành Damascus sẽ chỉ càng khiến các thành phố khác sợ hãi và không bao giờ dám đầu hàng người Hồi giáo nữa. Vì vậy Khalid miễn cưỡng chấp nhận.
“Dưới danh nghĩa thánh Allah, và người Hồi giáo, Khalid ibn Walid tuyên bố bảo đảm an toàn cho những người sống trong thành. Tài sản, nhà thờ, các bức tường sẽ không bị đốt phá”, Khalid tuyên bố.
Đối với những người không muốn sống dưới quyền đế chế Hồi giáo, Khalid cho phép họ có 3 ngày để rời đi thật xa. Một khi thời hạn 3 ngày kết thúc, kỵ binh Hồi giáo được phép tàn sát bất cứ kẻ nào còn sót lại.
Nền móng để đế chế Hồi giáo lan tỏa khắp châu lục
Khalid được coi là một trong những vị tướng hàng đầu của người Hồi giáo.
Damascus dần trở thành trung tâm văn hóa của đạo Hồi, thủ phủ của vương quốc Hồi giáo Umayyad sau này và Syria ngày nay.
Sự sụp đổ của thành Damascus đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong lịch sử Hồi giáo. Nó củng cố quyền lực của đạo Hồi, mở rộng Hồi giáo ra khắp khu vực Trung Đông và châu Phi.
Hai năm sau thắng lợi ở Damascus, 40.000 quân Hồi giáo đánh tan 150.000 quân Đông La Mã. trong nỗ lực cuối cùng của Hoàng đế Heraclius nhằm chiếm lại những gì đã mất.
Sự ổn định trong hàng chục năm ở Damascus và các khu vực lân cận cũng tạo tiền đề để đội quân Hồi giáo Rashidun đánh tan đế chế Ba Tư sau này (Iran).
Đến năm 750, cuộc chinh phạt của người Hồi giáo khởi nguồn từ sa mạc Ả Rập giúp họ nắm quyền kiểm soát cả Trung Đông, Bắc Phi, một phần châu Âu và Trung Á. Điều khiến các nhà sử học kinh ngạc là sự thay đổi của thế giới thời điểm đó diễn ra chóng mặt chỉ trong chưa đầy 100 năm sau khi nhà tiên Mohammed qua đời.
_________________________
Gần 80 năm sau chiến thắng quyết định trước đế chế Đông La Mã.ở Damascus, đế chế Hồi giáo đã chiếm trọn Bắc Phi và sẵn sàng lần đầu tiên mở đường sang tấn công Tây Ban Nha bằng thuyền.
Bài viết xuất bản sáng 1.7 sẽ điểm lại sự kiện 17.000 chiến binh Hồi giáo do tướng Tariq bin Ziyad chỉ huy đánh tan đội quân châu Âu 100.000 người.
Nhà tiên tri Mohammed là người sáng lập đạo Hồi nhưng ít ai biết rằng ông cũng là chiến binh dũng mãnh, người thống nhất...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.