Trần Minh Tông
-
Người thầy muôn đời của nước nam, Chu Văn An sinh năm 1292, danh tính là Chu An, tự Tiều Ẩn, tên chữ Linh Triệt, người làng Văn Thôn, Quang Liệt huyện Thanh Đàm (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ngài là bậc Đại Nho đời Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông nhà Trần, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) đời Trần Minh Tông.
-
Gần 7 thế kỷ đã trôi qua, hào quang của vương triều Trần vẫn toả sáng lịch sử Việt Nam. Trong việc đưa đất nước đến thịnh trị, các vua Trần có vai trò đặc biệt quan trọng. Vua Trần Dụ Tông là một trong số 14 vị hoàng đế nhà Trần đã có công đóng góp đáng kể vào văn hóa Trần.
-
Trong lịch sử phong kiến nước ta, có lẽ ông là người duy nhất được truy phong là “Mạ tặc trung vũ hầu” (trung dũng chửi giặc).
-
Theo thống kê, các vị vua nước Việt Nam có tuổi thọ trung bình là 44 tuổi. Sử sách ghi chép, các vị vua trước khi mất đều gặp phải những căn bệnh hiểm nghèo.
-
Tại huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh nơi gắn với những chiến công hiển hách của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông của dân tộc thời nhà Trần, có nhiều di tích lịch sử thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, trong đó đền thờ Trần Khánh Dư tại xã Hạ Long là một địa chỉ tâm linh đặc sắc.
-
Trong sử cũ, vào dịp đón năm mới, tết Nguyên đán, nhà vua-thiên tử thường nhân việc này mà làm những việc ích nước, lợi dân. Điển hình như vua Lê Đại Hành năm Đinh Hợi (987) “cày ruộng tịch điền ở núi Đọi... lại cày ở núi Bàn Hải” (theo Việt sử lược).
-
Vua Trần Minh Tông tên thật là Trần Mạnh, là vị vua thứ 5 của nhà Trần (sau Trần Anh Tông và trước Trần Hiến Tông). Ông ở ngôi 15 năm (1314-1329) và làm Thái thượng hoàng 28 năm. Minh Tông là người có lòng nhân hậu, hay thương người và biết tôn trọng kẻ sĩ.
-
Trên phim ảnh, các diễn viên đóng vai vua chúa thường có dung mạo đẹp đẽ, thần thái. Liệu sự thật các vị vua Việt Nam có đẹp như vậy?
-
Lê Thị là mẹ thái tử Vượng muốn cho Trần Quốc Chẩn chết sớm để con mình được lập làm thái tử, liền cho người mang nước tẩm độc cho Trần Quốc Chẩn uống, uống xong thì chết. Những người bị bắt oan trong vụ án này có đến hơn hai trăm, khi tra hỏi, ai cũng kêu gào là oan.
-
Thời Trần Minh Tông, tuổi tuy còn trẻ nhưng Lê Cư Nhân đã làm quan đến chức Tông chính Đại khanh. Và ông đã từng cả gan chê quan Hành khiển Trương Hán Siêu làm chính trị chẳng khác gì thôn cầu cước (nghĩa là chân đá cầu nhà quê, sai nhiều mà đúng chẳng bao nhiêu).