Được coi là trận đánh lâu dài nhất, dữ dội nhất và lớn nhất trong Chiến tranh Trung - Nhật, trận Vũ Hán hay phía Nhật còn gọi là Cuộc tấn công Vũ Hán có tổng quân số hai bên tham gia khoảng 2,5 triệu quân. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy trận Vũ Hán có chiến thắng chung cuộc nghiêng về phía Nhật Bản, nhưng xét về mặt chiến lược, Nhật đã thua khi không thể "kết thúc sớm" Trung Quốc như kế hoạch đã định. Nguồn ảnh: QQ.
Tung vào trận đánh này tổng cộng 2 triệu quân, Trung Quốc quyết tâm chơi "tất tay" với phía Nhật khi tổng cộng có 200 sư đoàn được huy động tham chiến. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài ra phía Trung Quốc còn được sự yểm trợ của Không quân Liên Xô với quân số khoảng 200 máy bay các loại và huy động được lực lượng tàu chiến khoảng 30 chiếc. Nguồn ảnh: QQ.
Về phía Nhật, nước này tung vào trận đánh chỉ 400.000 quân nhưng bù lại lại có tới 500 máy bay và 120 tàu chiến các loại tham chiến. Nguồn ảnh: QQ.
Trận đánh này về cơ bản chỉ được coi là mang tính "thủ tục" khi toàn bộ vùng Bắc Kinh và Thiên Tân của Trung Quốc đã bị Nhật chiếm đóng - nghĩa là Nhật có thể tràn ngập Trung Quốc từ bất cứ hướng nào. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên, sức kháng cự của Trung Quốc là ngoài tầm tưởng tượng của Nhật Bản và ý đồ đánh nhanh thắng nhanh, sớm bình định được Trung Quốc của Nhật Bản đã thất bại khi cuộc chiến kéo dài từ tháng 6/1938 cho tới tận cuối tháng 10. Nguồn ảnh: QQ.
Sau thời gian tham chiến dài kỷ lục, Trung Quốc chịu tổn thất nặng nề và buộc phải rút hết khỏi Vũ Hán. Thương vong của Trung Quốc vào khoảng 1,6 triệu quân trong đó có khoảng 650.000 lính thiệt mạng tại chỗ. Nguồn ảnh: QQ.
Phía Nhật Bản với hậu cần tốt, trang bị hiệu quả, chiến thuật tác chiến hợp lý chỉ có thương vong khoảng 31.000 lính và bị thương khoảng 100.000 quân. Nguồn ảnh: QQ.
Đây cũng là trận đánh ghi nhận việc quân đội Nhật Hoàng sử dụng khí độc nhiều nhất trong toàn Chiến tranh Thế giới thứ hai, tổng cộng quân đội Nhật có chỉ thị sử dụng khí độc 375 lần bất chấp việc Hội Quốc Liên cấm sử dụng thứ vũ khí chết người này. Nguồn ảnh: QQ.
Đổi lại, phía Trung Quốc hoàn toàn không có khả năng sản xuất và chế tạo vũ khí hoá học nên hoàn toàn không thể đáp trả được những đòn tấn công của Nhật mà thay vào đó phải chịu thương vong cực lớn do lối đánh nướng quân theo kiểu biển người. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, sau trận đánh Vũ Hán, Nhật dù thắng nhưng cũng không đủ sức đánh bất cứ trận đánh quy mô lớn nào trên lãnh thổ Trung Quốc nữa mà phải tới tận năm 1944, Nhật mới mở được chiến dịch quy mô lớn tiếp theo ở quốc gia này nhằm mở đường xuống Đông Nam Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.