Triều Tiên sở hữu tên lửa siêu thanh khiến Mỹ 'bất ngờ ngã ngửa'
Triều Tiên sở hữu tên lửa siêu thanh khiến Mỹ 'bất ngờ ngã ngửa'
Minh Nhật (theo Reuters0
Thứ năm, ngày 06/01/2022 14:00 PM (GMT+7)
Triều Tiên vừa tuyên bố phóng thử tên lửa siêu thanh thành công lần thứ 2 và nếu tuyên bố này là chính xác thì ngoài Nga, Trung Quốc, Mỹ dường như lại đi sau thêm 1 quốc gia nữa trong cuộc đua vũ khí siêu thanh.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 6/1 đưa tin, nước này đã phóng thử thành công một tên lửa "siêu thanh" một ngày trước đó. Đây là lần thứ 2 Triều Tiên phóng thử tên lửa siêu thanh với lần đầu được tiến hành hồi tháng 9 năm ngoái.
"Được tách ra sau khi phóng, tên lửa đã di chuyển theo chiều ngang 120km trong cự ly bay của đầu đạn siêu thanh từ phương vị phóng ban đầu đến phương vị mục tiêu và đánh trúng mục tiêu đã định cách đó 700km", KCNA cho biết.
Không giống như tên lửa đạn đạo bay vào không gian vũ trụ trước khi quay trở lại theo quỹ đạo dốc, tên lửa siêu thanh bay tới mục tiêu ở độ cao thấp hơn và có tốc độ gấp 5 lần âm thanh, tức khoảng 6.200 km/giờ
"Những thành công liên tiếp trong các vụ phóng thử tên lửa siêu thanh có ý nghĩa chiến lược ở chỗ chúng đẩy nhanh nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng vũ trang chiến lược của chính phủ", KCNA viết.
Triều Tiên đã tham gia cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh với các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới khi không còn tiến hành thử hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa kể từ năm 2017.
Các nhà phân tích Mỹ, Hàn Quốc nói rằng, trong những năm gần đây, Triều Tiên đã phát triển và thử nhiều tên lửa/đầu đạn có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Mỹ nhưng việc nước này nhanh chóng sở hữu tên lửa siêu thanh trước cả khi Mỹ có là điều Washington không ngờ đến.
"Ấn tượng của tôi là Triều Tiên đã xác định tên lửa siêu thanh là vũ khí hữu ích tiềm năng để đối phó với hệ thống phòng thủ của Mỹ", Ankit Panda, nhà phân tích cấp cao của Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở ở Mỹ cho biết.
Mỹ thụt lùi trong cuộc đua vũ khí siêu thanh
Vũ khí siêu thanh được coi là thế hệ vũ khí tiếp theo nhằm cướp đi thời gian phản ứng và cơ chế đánh bại truyền thống của đối thủ.
Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi hôm thứ Năm 6/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và thảo luận về hợp tác để đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn và hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi coi trọng bất kỳ khả năng mới nào và như đã nói, chúng tôi lên án việc (Triều Tiên) tiếp tục thử tên lửa gây bất ổn cho khu vực và cho cộng đồng quốc tế”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Mỹ từ lâu đã bị chỉ trích là đi sau Nga, Trung Quốc và giờ đây có thể là cả Triều Tiên trong việc tạo vũ khí siêu thanh.
Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ về phát triển vũ khí siêu thanh năm ngoái thừa nhận, Mỹ đã tụt hậu vài năm so với Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực này.
Mỹ vốn đang thực hiện ít nhất 8 chương trình tên lửa siêu thanh riêng biệt nhưng vẫn chưa sản xuất được một loại vũ khí hoạt động nào.
Trong khi đó, Nga và Trung Quốc hiện nay đã "có các phương tiện bay siêu thanh đang hoạt động - có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân, trong khi các chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ không được thiết kế để sử dụng với đầu đạn hạt nhân và chưa đạt được trạng thái hoạt động.
Nhiều quan chức quốc phòng Mỹ bao gồm Giám đốc điều hành Tập đoàn quốc phòng và hàng không vũ trụ đa quốc gia (Mỹ) Raytheon Technologies hay Phó Tư lệnh Quân chủng Vũ trụ Mỹ David Thompson cuối năm ngoái đều từng thừa nhận Washington đang tụt hậu so với các đối thủ trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh.
Các hệ thống vũ khí siêu thanh Mỹ đang phát triển bao gồm: Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) của Không quân, vũ khí tấn công thông thường Hypersonic (HCSW) và khái niệm vũ khí thở siêu âm (HAWC), cơ thể lướt sóng siêu âm thông dụng của Lục quân-Hải quân (CHGB ), vũ khí tấn công nhắc nhở thông thường cấp trung bình của Hải quân (CPS), vũ khí siêu thanh tầm xa của quân đội (LRHW) và Chương trình hỏa lực hoạt động cho Cơ quan dự án nghiên cứu nâng cao về quốc phòng (DARPA). Trong số này, chỉ có CHGB tương đối đơn giản của Lục quân là gần đi vào hoạt động.
Như vậy, với việc Triều Tiên sở hữu tên lửa siêu thanh, Mỹ lại có thêm một "mối lo" khác có thể sẽ khiến họ phải đẩy nhanh chương trình phát triển loại vũ khí tối tân này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.