Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khi nhắc đến thái giám người ta sẽ thường nghĩ đến hình ảnh những người đàn ông đã được tịnh thân, thường đi theo hầu hạ thân cận cho các hoàng đế.
Thế nhưng thực sự từ rất lâu trước đây đã xuất hiện sự tồn tại của cả những nữ thái giám hay còn gọi là nữ quan. Đặc biệt là thời nhà Minh đã có những sự thay đổi rõ rệt về chức vụ và quyền lực của các nữ thái giám. Có ba việc mà chỉ có thể là nữ thái giám nhà Minh mới được làm chứ không phải là nam thái giám, vì sao?
Các nữ thái giám (nữ quan) phải đảm nhiệm công việc hết sức quan trọng và tương đối bí mật đó là ghi chép "Khâm Lục Bộ". Đây là cuốn ghi chép chi tiết về việc hoàng đế thị tẩm với các phi tần, có các thông tin về người, thân phận, thời gian, địa điểm. "Khâm Lục Bộ" tuyệt mật đến mức hoàng đế cũng không được phép tùy tiện đọc. Công việc này do nữ sử phụ trách. Hơn nữa, bút lông màu đỏ còn được đặc biệt sử dụng để ghi chép lại sự việc này, do đó còn được gọi là "Đồng sử".
Mục đích của việc ghi chép cẩn thận lại những lần thị tẩm của hoàng đế chính là để xác thực được việc mang thai của các phi tần trong hậu cung. Vào thời nhà Minh, khi hoàng đế Thần Tông (tức Vạn Lịch) trị vì đã xảy ra một sự việc không hay. Trong lúc không kiềm chế được, vị hoàng đế này đã thị tẩm với cung nữ Vương Thị khiến cung nữ này mang thai.
Nhưng Vạn Lịch lại một mực không thừa nhận đã làm việc này. Mãi về sau, thái hậu đã phải tra "Khâm Lục Bộ" để xác minh. Chuyện Vạn Lịch thị tẩm với cung nữ đã bị nữ sử ghi lại. Nhờ đó mà cung nữ Vương Thị này đã được phong là Cung Phi. Vị Cung phi sau này đã sinh được một hoàng tử mà Vạn Lịch rất ghét, đó chính là Chu Thường Lạc hay còn là hoàng đế Minh Quang Tông sau này.
Ngoài việc chép "Khâm Lục Bộ", nữ quan còn có hai công việc mà các thái giám không thể làm. Thứ nhất chính là công việc văn thư, phụ trách giấy tờ triều Minh. Có rất nhiều các văn thần nội các phụ trách nhiều loại giấy tờ nhưng bọn họ lại làm việc bên ngoài mà không sống trong hoàng cung. Vì vậy, thực tế một phần lớn công việc phụ trách giấy từ đều do nữ quan đảm nhiệm.
Ngoài ra, còn một việc mà nam thái giám không thể thực hiện, đó chính là do khi Chu Nguyên Chương lúc mới lên ngôi đã quy định rằng "Hoạn quan không được can dự vào chiều chính". Do đó họ cũng không được đọc sách và viết chữ. Vì thế, Thượng Cung Cục chịu trách nhiệm về các giấy tờ vật phẩm hàng ngày, các thái giám phụ trách cầm văn kiện từ Thượng Cung Cục sắp xếp để gửi ra cho các quan ở ngoài triều xử lý.
Việc mà chỉ có thể là các nữ quan mới có thể làm đó chính là chịu trách nhiệm quản lý nội tàng. Nội tàng thực chất là một nhà kho, nơi cất giữ đồ đạc cá nhân của hoàng đế. Những tài sản này được đặt trong nội đình, các quan ngoài triều không được phép can thiệp vào.
Công việc này hoạn quan không thể phụ trách bởi hai lý do. Thứ nhất đó là các thái giám phần lớn không biết chữ. Thứ hai là do các thái giám có lúc phải đảm nhiệm việc liên lạc ở ngoài triều. Do đó, việc này chỉ có thể là nữ quan thích hợp để quản lý tài sản cá nhân của hoàng đế.
Thời phong kiến xưa, việc trong hoàng cung đều do các nam thái giám phụ trách đã là truyền thống tồn tại suốt bao nhiêu triều đại. Nhưng có thể thấy rằng thời nhà Minh, các nữ quan (nữ thái giám) rất được trọng dụng. Họ được giao những công việc hết sức quan trọng, điều này đã phá vỡ định kiến chỉ có nam thái giám mới có thể phục vụ trong hoàng cung.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.