Thay vì tất bật thu hoạch điều như mọi năm thì thời điểm này, nông dân trồng điều ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lại “nhàn” hơn bao giờ hết, bởi điều mất mùa, giá điều giảm mạnh, dẫn đến nguy cơ thất bát mùa vụ đang cận kề.
Sau nhiều năm điều mất mùa, người dân Đắk Nông đang có xu hướng chặt bỏ cây điều để chuyển sang cây trồng khác. Việc chuyển đổi cây trồng tự phát này có nguy cơ gây ra nhiều hệ luỵ...
Năng suất hạt điều trồng ở nhiều địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giảm mạnh, bên cạnh đó giá hạt điều ở mức thấp khiến nhiều gia đình thất thu, thua lỗ...
Thực trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao... trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Bình Phước là chuyện không mới, nhưng hiện vẫn tiếp diễn. Nhẹ dạ, cả tin, nhiều hộ vay tiền để mua sắm, làm nhà đẹp, mua xe, tổ chức cưới hỏi... rồi phải bán điều non để trả, từ đó lâm cảnh nợ nần, nghèo khó.
Tỉnh Bình Phước có khoảng 3.200ha điều hữu cơ, có 15/22 sản phẩm OCOP làm từ hạt điều. Nhưng để nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt bình quân 1 tỷ USD/năm, cần tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu điều Bình Phước.
anh Nguyễn Văn Lâm (xã Cư Mlan, Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) có hơn 2,5 ha điều, các năm trước dù mất mùa gia đình anh cũng thu được khoảng 2 tấn điều, thu khoảng 50 triệu đồng. Nhưng từ đầu vụ đến nay, gia đình anh Lâm chỉ mới thu được khoảng 3 tạ.
Toàn huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) có trên 2.300 hecta trồng cây điều, tập trung tại các xã Bảo Bình, Xuân Tây, Xuân Bảo…Niên vụ điều năm nay, nông dân canh tác cây điều lại tiếp tục gặp khó. Điều không những mất mùa, giá bán còn thấp, dịch bệnh phát triển khiến bà con thất thu nặng nề.
Cây điều từng được xem là cây xóa đói giảm nghèo vì dễ trồng, thích nghi khô hạn. Nhưng này, để tiếp tục sống được với cây điều, nông dân phải từng mùa đánh cược với thời tiết. Vụ thu hoạch ở đợt ra bông đầu tiên, nhiều vườn điều đã thất thu vì mưa trái mùa.