Trồng gấc
-
Trong những năm qua, từ nguồn vốn của Agribank chi nhánh huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã giúp cho nhiều hộ dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đây, hàng ngàn nông dân đổi đời và vươn lên làm giàu chính đáng.
-
Hàng trăm hộ nông dân ở các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) đang phấn khởi vì trái gấc có đầu ra ổn định, cho mức thu nhập trên 250 triệu đồng/ha/năm.
-
Trên vùng đất lung phèn này, dù nhiều nông dân đã bỏ cuộc với cây gấc; nhưng anh Nguyễn Hoàng Trung (xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) vẫn thu 200 triệu đồng/ha/năm.
-
Là loại cây có sức sống bền lâu (tuổi thọ trung bình từ 15-20 năm), có thể tồn tại ở bất cứ địa hình, thời tiết nào, cùng với sắc đỏ đẹp mắt và chứa hàm lượng dưỡng chất cao, cây gấc đang được nhiều nông dân TP.Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) trồng và tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp hiệu quả.
-
Ông Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh hồ hởi kể về sự có mặt của trái gấc trên địa phương của mình đã và đang mở ra một hướng làm kinh tế hiệu quả cho nông dân: “ So với trồng lúa và hoa màu khác, trái gấc tỏ rõ những ưu thế vượt trội như ít bị rủi ro về thời tiết, dịch bệnh; không tốn nhiều diện tích trồng, trên trồng gấc, dưới vẫn nuôi cá; giá bán trái gấc tương đối ổn định; đặc biệt nhất là cây gấc cho trái quanh năm và không bị “ dội chợ”.
-
Gấc là loại cây trồng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện tại nhiều xã ở huyện Càng Long, Cầu Ngang… bước đầu mang lại hiệu quả vô cùng phấn khởi.
-
Tận dụng đất ở chân núi và triền núi, bà con nông dân (ND) 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang trồng các loại cây dược liệu như: đinh lăng, nghệ, ngãi, ba kích... trong đó có cây gấc, để phát triển kinh tế gia đình. Với đặc tính dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, không kén đất và có đầu ra ổn định; cây gấc đã giúp cho nhiều nông dân có nguồn thu nhập ổn định so với nhiều loại cây trồng khác.
-
“Từng bị xem là cây trồng không phù hợp, bây giờ mỗi tuần, bạn hàng ở TP.HCM đặt 10 tấn gấc, nhưng tôi chỉ kiếm được chừng 2 tấn. Nhiều khách hàng chạy xe từ TP.HCM xuống coi mình có bẻ kèo không. Tới vườn, thấy trái hư nhiều quá họ mới tin” - kỹ sư Nguyễn Văn Việt - cán bộ khuyến nông của tỉnh Trà Vinh, kể về câu chuyện làm trái gấc.
-
Ý tưởng sản xuất son môi, tinh dầu từ trái gấc chín của chàng cử nhân công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Chương, ngụ ấp Núi Đỏ, xã Bàu Sen, TX.Long Khánh, Đồng Nai đã thúc đẩy anh rời bỏ công việc ổn định với thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng ở TP.Hồ Chí Minh để về quê nhà trồng gấc.
-
Cây gấc vốn dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau nên nhiều nông dân đã chuyển đổi cây trồng sang trồng gấc quy mô lớn. Cây gấc cho thu quả tới 10 năm, nếu kỹ thuật chăm sóc tốt, mỗi ha cho năng suất 20 tấn quả.