Trồng hoa hồng cổ
-
Đến xóm Bắc Giang, thị trấn Cát Thành (huyện Trực Ninh, Nam Định), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi cảm thấy như đang lạc vào xứ sở của hoa hồng, với những cây hồng Sa Pa quanh năm nở bung rực rỡ, thơm ngát cả một vùng. Đặc biệt là nhờ trồng hoa hồng, nhiều gia đình ở đây đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
-
Từ diện tích đất đồi không đem lại hiệu quả kinh tế, anh Phan Văn Hoàn, sinh năm 1978, xóm Đồi Chè, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng 3ha hoa hồng cổ. Từ cây trồng này, anh đang và sẽ tận dụng để phát triển nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cao mà còn góp phần phát triển mô hình du lịch sinh thái tại địa phương.
-
Vì quá yêu hoa hồng, một nông dân ở tỉnh Ninh Bình đã mang cả “sổ đỏ” của gia đình ra ngân hàng “cầm cố” lấy tiền, rồi đi lùng sục khắp nơi để tìm mua những loại hồng cổ quý hiếm về trồng và nhân giống. Người "liều mạng" đó là anh Phạm Văn Hưng, phố Hợp Thiện, phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình.
-
300 cây hồng cổ quý hiếm với đủ chủng loại được anh Phạm Văn Hưng, phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình (Ninh Bình) tìm mua ở nhiều nơi đưa về trồng. Cây hồng cao tuổi nhất lên đến 60 năm có giá gần 20 triệu đồng. Nhiều loại hồng cổ quý như hồng Sapa, hồng Huế…chục năm tuổi đều có mặt trong vườn nhà anh Hưng.
-
Trên 1 ha đất vườn, chị Trương Thị Thu Hương ở xã Nghĩa Mỹ, Thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã đầu tư trồng các loài hoa hồng cổ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, loài hoa hồng cổ này còn có giá trị kinh tế cao. Người chơi hoa ở các tỉnh phía Bắc tìm về vườn hoa của chị Trương Thị Thu Hương để mua...