Trồng mít

  • Cơn lũ lịch sử năm 1999 khiến nửa ngôi làng Phương Trung, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) bị trôi sông buộc người dân phải di dời. Dù định cư ở làng mới, song người dân vẫn bám đất làng cũ, biến những mảnh vườn xơ xác thành những vườn cây ăn quả xum xuê, trù phú có giá trị và cho thu nhập cao.
  • Ông Đỗ Thanh Toàn, ở thôn Nhị Hà 2, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cho biết: Hiện tại gia đình tôi đang trồng 4 ha giống mít Thái Lan và giống mít ruột vàng. Mặc dù giảm, nhưng hiện vẫn được thương lái thu mua với giá dao động từ 12-15.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình vẫn lãi trên 300 triệu đồng/năm.
  • Ông Hồ Văn Thắng (68 tuổi, ngụ xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đã thành công với mô hình nuôi cua kềnh, tôm càng, dưới vuông nước mặn, trồng dừa, thanh long, mít trên bờ và đào ao nuôi cá nước ngọt, cho lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng mỗi năm. Và ông Thắng đã xây được ngôi "biệt phủ" khang trang bằng chính sức lao động, trí sáng tạo của mình.
  • “Sau khi tìm hiểu thị trường, giá các mặt hàng trái cây, tôi chọn mít Thái lá bàng trồng xen trong vườn cao su. Loại cây này dễ trồng, chi phí thấp, thời gian cho thu ngắn, đặc biệt là giá ổn định. Bình quân, mỗi năm gia đình tôi có vài trăm triệu đồng từ bán trái mít Thái lá bàng", ông Nguyễn Văn Gặp, tổ 6, ấp Hiếu Cảm, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, (Bình Phước) chia sẻ.
  • Trên diện tích 1,2 ha, ông Phương ( ấp Mỹ Lộc, xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) trồng được 1.000 gốc mít Thái siêu sớm. Giống cây ăn quả đặc sản này trồng sau 2 năm đã cho trái với năng suất có thể lên đến 40 tấn quả/ ha. Mỗi tháng ông Phương hái từ 5-7 tạ quả, thu đều đều 15-20 triệu đồng.
  • Ngày 24.1, Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2017 và đề ra phương hướng năm 2018.
  • Mít Thái siêu sớm - hay còn gọi là mít Thái Changai - là loại cây ăn quả dễ trồng, sai trái, múi to, cơm dày, hạt nhỏ, thơm ngon. Mô hình trồng mít Thái Changai của gia đình anh Lê Huy Khánh (thôn 4, xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm từ giống mít này.
  • Không có đất sản xuất, ông Nguyễn Văn Tánh (58 tuổi, ở phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã dày công khai hoang đất đồi núi để trồng mít Mã Lai. Mỗi năm ông thu lãi hơn 100 triệu đồng từ mô hình này.
  • Với trang trại trồng cây tổng hợp (bưởi, đu đủ, mít) mỗi năm gia đình ông Đỗ Thế Năng (xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
  • Ông Cao Văn Thủy – người chủ của vườn mít Thái siêu sớm có cách bắt sâu đục thân không cần dùng thuốc. Ông Thủy chỉ cần dùng nước rửa bát và một sợi tanh xe đạp là sâu đục thân không còn đất sống.