Trồng tre mạnh tông

  • Mô hình trồng tre lấy măng khá phổ biến tại Cà Mau nhưng chủ yếu ở vùng ngọt hóa. Với mong muốn tìm hướng đi mới cho vùng đất mặn, ông Nguyễn Trung Ðức ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, đã đến Bến Tre học hỏi kinh nghiệm và trồng thành công cây tre lấy măng trên vùng đất khắc nghiệt của địa phương.
  • Ông Nguyễn Văn Lời, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), đã chuyển đổi 23 công mía kém hiệu quả sang trồng tre bán măng cho thu nhập kinh tế cao. Giống tre mà ông Lời trồng là tre mạnh tông ra măng quanh năm.
  • Thay bằng việc vào rừng lấy măng như trước đây, nhiều người dân xã Túc Trưng, huyện Định Quán (Đồng Nai) tập trung trồng tre trên diện tích đất vườn của gia đình để lấy măng bán. Với ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc và cho thu hoạch quanh năm, nghề trồng tre lấy măng đã trở thành mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều nông dân nơi đây. Với 2 giống tre chủ lực là Mạnh Tông và Lục Trúc, những trại măng bội thu đã giúp nhiều nông dân cải thiện đời sống...
  • Hiện nay, nhà vườn trên núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang bước vào mùa thu hoạch măng tre mạnh tông.
  • Đất cằn, từng trồng cỏ nuôi bò nhưng ông Mai Văn Dũng (ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phải đành bỏ. Ông Dũng bèn trồng tre Tứ Quý. Không nhờ tre Tứ Quý lại chịu được đất cằn và mỗi ngày ông thu từ 1-1,2 triệu đồng tiền bán măng và bán măng quanh năm nên tiền thu cũng quanh năm.