Sở hữu trang trại trồng đủ các loại bưởi rộng đến 10ha, ít ai biết để có được thành quả ngày hôm nay, anh Nguyễn Văn Hữu (sinh năm 1973, ở thôn Sẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã phải “đối đầu” cả họ khi phá vườn vải lâu đời để quyết tâm làm giàu từ cây bưởi.
Quý I/2020, ngành nông nghiệp bị bủa vây bởi rất nhiều khó khăn. Nhờ linh hoạt, chủ động trong điều hành, bước sang quý II, ngành đã lấy lại tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất tăng 2,19%. Toàn ngành nông nghiệp đang nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu xuất khẩu 41 tỷ USD trong năm nay.
Đất Lục Ngạn (Bắc Giang) vốn không thiếu những tỷ phú nhờ trồng vải thiều, số hộ có thu nhập cả tỷ đồng nhờ loại quả đến một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc Dương Quý Phi còn mê tít nhiều không đếm xuể.
Sự năng động, nhạy bén trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Giang đã giúp vải thiều Lục Ngạn phá vỡ được quy luật “được mùa mất giá, được giá mất mùa” của nông sản Việt.
Những thay đổi trong chính sách nhập khẩu nông sản của Trung Quốc khiến nhiều nông dân, doanh nghiệp lúng túng, nhất là quy định về truy xuất nguồn gốc. Riêng với các vùng trồng vải thiều, nhờ chủ động xây dựng mã số vùng trồng nên khi Trung Quốc áp dụng quy định mới, mọi khó khăn đã được hóa giải.
Từ diện hộ nghèo của huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh), nhờ sản xuất đúng hướng, biết áp dụng khoa học kỹ thuật, gia đình ông Đoàn Văn Ba, thị trấn Trới, đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Từ khu đồi hoang hoá năm nào, vợ chồng ông Ba đã biến thành khu du lịch sinh thái với vườn cây ăn trái trị giá cả tỷ đồng.
Ông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) là người có biệt tài “ép” vải thiều ra quả ở thân cây. Nhờ ý tưởng độc đáo này, hàng năm gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng.
Năm nay, tỷ lệ vải, nhãn ở miền Bắc ra hoa đạt 95%, được đánh giá là được mùa nhất trong 5 năm trở lại đây. Nhưng người trồng vẫn lo lắng khi thị trường tiêu thụ vẫn chưa mở rộng.
Để xây dựng nông thôn mới (NTM), chính quyền và nhân dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) xác định cần khai thác tốt các lợi thế từ vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao, kết hợp đồng bộ với các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng.
Mùa vải năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Vì (thôn Ba Đông, xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ Hưng Yên) trồng 40 cây vải u trứng, thu về 100 triệu đồng. Đặc biệt, trái với cảnh nhiều nơi mất mùa, cây vải cổ thụ hơn 150 tuổi cho hàng tạ quả.