Trưa 26/12, bầu trời có hiện tượng lạ: Khi nào mới xuất hiện trở lại?

Ngọc Phạm Thứ tư, ngày 25/12/2019 19:41 PM (GMT+7)
Trong vòng 10 năm tới, người dân tại TP.HCM không thể quan sát được hiện tượng này với mức độ rõ như trưa 26/12.
Bình luận 0

img

Hiện tượng nhật thực một phần từng xảy ra trên bầu trời TP.HCM sáng 9/3

Ngày 26/12 tới đây, một hiện tượng thiên văn sẽ xuất hiện khi Mặt trăng che khuất một phần Mặt trời khiến nhiều nơi ở Trái đất tối sầm lại, đó là nhật thực. Theo anh Đặng Tuấn Duy - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC), nhật thực vào ngày 26/12 là nhật thực hình khuyên nhưng tại Việt Nam chỉ có thể quan sát được nhật thực một phần.

Tại Việt Nam, nhật thực một phần vào ngày 26/12 bắt đầu lúc 10h34, đạt cực đại lúc 12h17, kết thúc lúc 14h. Địa điểm quan sát nhật thực một phần cực đại tại Việt Nam nằm tại đảo Hòn Khoai (tỉnh Cà Mau). TP.HCM, độ che khuất lên đến hơn 70%.

img

Thời điểm hiện tượng nhật thực một phần đạt cực đại tại TP.HCM, Hà Nội và một số địa phương khác tại Việt Nam. (Ảnh: Hong Duong/HAAC. Dữ liệu: timeanddate.com)

Dẫn thông tin từ chuyên trang theo dõi vũ trụ timeanddate.com và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), anh Đặng Tuấn Duy cho biết thêm, trong 10 năm tới, hiện tượng nhật thực sẽ thêm 3 lần nữa xuất hiện trên bầu trời Việt Nam, tất cả đều là nhật thực một phần.

Cụ thể, ngày 21/6/2020, hiện tượng nhật thực sẽ diễn ra cực đại lúc 13h41. Lần này, Mặt trăng sẽ che khuất 80% đến 40% Mặt trời và giảm dần từ Bắc vào Nam, tức mức độ che khuất tại TP.HHCM sẽ nhỏ hơn so với hiện tượng trưa 26/12/2019 này.

Sau đó, đến ngày 20/4/2023, nhật thực một phần một lần nữa xuất hiện và đạt cực đại lúc 11h17. Tuy nhiên, so với mọi lần nhật thực khác trong vòng 10 năm, nhật thực lần này chỉ đạt độ che khuất khoảng 20%, chỉ có thể quan sát từ miền Trung trở vào miền Nam theo chiều hướng độ khuyết tăng dần về phía Nam.

Tiếp theo, đến ngày 22/7/2028, nhật thực một phần với độ phủ không quá 40% sẽ đạt cực đại lúc 9h56. Ở lần nhật thực này, một số nơi ở miền Bắc sẽ không thể quan sát được, hiện tượng càng rõ hơn khi di chuyển về phía Nam.

Nhật thực hình khuyến là khi toàn bộ Mặt trăng đi vào khu vực đĩa sáng của Mặt trời, nhưng do sai lệch về kích thước so với nhau và khoảng cách so với Trái đất nên nó không thể che hết toàn bộ Mặt trời, để lộ ra vành sáng như chiếc khuyên. Trong khi đó, nhật thực một phần là Mặt trăng chỉ che Mặt trời theo một tỉ lệ nhất định tùy vị trí quan sát.

Trưa 26/12, hiện tượng kỳ lạ sẽ xuất hiện trên bầu trời Việt Nam

Hiện tượng này sẽ đạt cực đại vào lúc 12h37, thời điểm mà Mặt trời thường đang rất chói chang.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem