Đó là lý do, các nền kinh tế hàng đầu của khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thèm muốn đất hiếm và cạnh tranh gay gắt với nhau để có được nguồn cung cấp khoáng sản này. Trong khi đó, khối lượng tiêu thụ đất hiếm toàn cầu năm 2010 là 140.000 tấn.
Một người đàn ông Trung Quốc làm việc tại mỏ khai thác đất hiếm ở Trung Quốc.
Ngày 23.3 mới đây, chính phủ Triều Tiên công bố, nước này sở hữu 216 triệu tấn tài nguyên đất hiếm, theo tài liệu nghiên cứu của một nhóm các nhà địa chất Úc và các nước khác.
Tuy nhiên, theo nhóm các nhà địa chất này, đây chỉ là con số do Triều Tiên đơn phương đưa ra, chưa được chứng thực thông qua các khảo sát thực tế.
Giới chức Trung Quốc cho rằng, nguồn tài nguyên đất hiếm của Triều Tiên có thể lớn thứ 2 thế giới, với 48 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc với 89 triệu tấn.
Nhật Bản bắt đầu "để mắt" đến nguồn đất hiếm của Triều Tiên trong bối cảnh Trung Quốc tuyên sẽ giới hạn khối lượng đất hiếm xuất khẩu sang Nhật Bản sau khi mối quan hệ của 2 nước này leo thang căng thẳng liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông.
Để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp công nghệ cao hàng đầu trong khu vực châu Á, Nhật Bản đang tìm cách nhập khẩu thêm đất hiếm từ các nước khác như Kazakhstan, Estonia, Việt Nam và chắc chắn không thể bỏ lỡ nguồn đất hiếm dồi dào của Triều Tiên.
Trong khi đó, Nga đã ký một thỏa thuận với Triều Tiên hồi cuối năm ngoái, trong đó cam kết đầu tư vốn cho Bình Nhưỡng phát triển nguồn tài nguyên đất hiếm chưa được khai thác của nước này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.