Trung Quốc có 2 nơi tuyệt mật, vũ khí phòng thủ dày đặc

Đại Dương (theo Sohu) Thứ năm, ngày 12/04/2018 14:34 PM (GMT+7)
Mỗi quốc gia đều có những nơi được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt và có sắc thái bí mật. Chẳng hạn nước Mỹ có Vùng 6 và Vùng 51, Ấn Độ có căn cứ tàu ngầm hạt nhân Visa. Sự bí mật của các căn cứ trên đến nay vẫn không ai có thể hiểu rõ, ảnh vệ tinh cũng khó phá giải bí mật của nó. Ở Trung Quốc, những yếu địa chiến lược như vậy cũng không ít, đập Tam Hiệp và hai căn cứ tàu ngầm hạt nhân trên đảo Hải Nam là hai ví dụ điển hình.
Bình luận 0

Đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp không có gì thần bí. Nó dài tới 2,3 km, cao 185 m, rộng hơn 100m cho nên không ẩn núp đâu được dưới các bức ảnh vệ tinh. Từ 2014 đập Tam Hiệp cũng bắt đầu mở cửa cho du khách tham quan. Du khách có thể tham quan các khu bên trong của đập nhưng công khai cũng không ảnh hưởng gì đến thuộc tính chiến lược của nó. Do lượng nước dự trữ của đập có thể đạt đến 39,3 tỷ m3, nếu đập vỡ sẽ gây ra tồn thất rất lớn không thể ước lượng. Kể từ khi đập Tam Hiệp xây xong, những quốc gia nói sẽ nhằm vào đập này tấn công không phải ít.

Nhưng sự thực là, đập Tam Hiệp cực kỳ kiên cố, ngoại trừ sử dụng bom nguyên tử, nếu không rất khó phá vỡ được nó. Thêm nữa bên trong và bên ngoài đập còn bố trí các vòng phòng không bảo vệ dày đặc. Muốn tấn công Tam Hiệp chỉ có thể tấn công từ trên không vào ban đêm. Điều không nghi ngờ gì là, hễ Tam Hiệp bị tấn công, Trung Quốc sẽ không loại trừ việc sử dụng vũ khí hạt nhân để phản kích.

Căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở Hải Nam

So với đập Tam Hiệp được công khai, hai căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam có độ bí mật hơn nhiều. Mức độ quan trọng chiến lược của hai căn cứ này là không có gì phải nghi ngờ. Nếu bị tấn công, Trung Quốc tất sẽ sử dụng cả biện pháp nguyên tử. Căn cứ tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc cũng không phải chỉ có hai căn cứ ở Hải Nam, ở Trạm Giang và Thanh Đảo cũng có, nhưng so với Trạm Giang và Thanh Đảo thì hai căn cứ ở Hải Nam có vị trí kín đáo hơn, đi ra biển thuận tiện hơn nên trong thời chiến khả năng sống sót cao hơn. Ở đó có thể trực tiếp ra biển lặn xuống biển sâu, có thể tránh được hoạt động trinh sát chống ngầm của Mỹ và nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ tấn công báo thù.

img

Vịnh Á Long ở Đảo Hải Nam.

Theo truyền thông nước ngoài, căn cứ tàu ngầm trong vịnh Á Long ở Tam Á nằm trong núi, tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược trong thời chiến sẽ thông qua đường ngầm dưới biển trực tiếp đi ra biển giống như căn cứ tàu ngầm hạt nhân bí mật của Liên Xô trước kia. Do kết cấu núi ở đảo Hải Nam phức tạp, chất đá vững chắc, có khả năng chống tấn công rất mạnh, lại thêm cửa vào cực kỳ kín đáo nên gần như không có nước nào có ý tưởng manh động đối với căn cứ vững như bàn thạch này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem