Trung Quốc đang làm trò trên Biển Đông: Sát thủ tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới dọa được Mỹ

Sputnik Thứ tư, ngày 24/06/2020 13:44 PM (GMT+7)
Trung Quốc càng giễu võ dương oai ở Biển Đông, đe dọa hàng xóm láng giềng, thì Mỹ càng thích chơi trò mèo vờn chuột với Bắc Kinh. Đối với Hải quân Mỹ, sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc chưa đủ sức dọa Mỹ chứ đừng nói đến việc cạnh tranh đối đầu trực diện.
Bình luận 0
Trung Quốc đang làm trò trên Biển Đông: Sát thủ tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới dọa được Mỹ - Ảnh 1.

Tàu sân bay USS Nimitz.

Dù Trung Quốc lôi loạt tên lửa diệt tàu sân bay như DF-21D, DF-26 ra để dọa Mỹ, rằng vũ khí của Hải quân PLA sẽ khiến chiến hạm Mỹ trở nên lỗi thời và bị xếp xó thì các nhóm tàu sân bay và tiêm kích chiến đấu của Hải quân, Không quân Mỹ lại càng muốn khiến Bắc Kinh phải khiếp sợ.

Hải quân Mỹ hiện đang duy trì ba tàu sân bay ở Thái Bình Dương, biến khu vực này thành nơi phô diễn sức mạnh Hải quân Mỹ sau các động thái và bình luận gây hấn của Trung Quốc liên quan đến đảo Đài Loan và Biển Đông.

Hoạt động của nhóm tàu này, bao gồm 3 chiến hạm USS Theodore Roosevelt, USS Nimitz và USS Ronald Reagan, đang cho thấy sự hiện diện mạnh mẽ khác thường của Mỹ.

“Loại thông điệp này đã không phổ biến trong những năm gần đây và nó báo hiệu tầm quan trọng ngày càng tăng trong các nỗ lực răn đe của Mỹ đối với Trung Quốc”, tác giả Kris Osborn của Fox News bình luận.

Các quan chức Trung Quốc, theo bài viết đăng trên tờ báo Thời báo Toàn cầu Bắc Kinh (Beijing’s Global times), bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đối với các động thái trên, nói rằng Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách tổ chức các cuộc tập trận quân sự, cũng như thể hiện khả năng và quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Thời báo Hoàn cầu cũng đưa ra các tài liệu tham khảo về tên lửa chống tàu sân bay nổi tiếng của Trung Quốc, đó là DF-21D và DF-26.

Đã có rất nhiều thảo luận, phân tích về những vũ khí này, theo đó “sát thủ của tàu sân bay” mà Trung Quốc đang sở hữu có tầm hoạt động lên tới 900 dặm (khoảng 1.450 km). Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về hệ thống dẫn đường và chi tiết kỹ thuật của những khí tài này.

Trong khi đó, lãnh đạo Hải quân Mỹ khẳng định, tàu sân bay của Mỹ sẽ được điều động đến bất cứ nơi nào cần thiết trong vùng biển quốc tế để đảm bảo sứ mệnh tự do hàng hải.

Điều này thường xuyên gây ra các cuộc tranh luận và suy đoán liên quan đến chức năng của các hàng không mẫu hạm. Các nghiên cứu của hải quân liên tục tìm hiểu những cấu hình thay thế cho các tàu sân bay trong tương lai tiếp theo sau ba hoặc bốn tàu lớp Ford đầu tiên đang được phát triển. Những lựa chọn khả dĩ là phát triển loại tàu sân bay nhỏ, nhanh hơn hoặc mở rộng tầm hoạt động của máy bay không người lái phóng từ tàu sân bay.

Sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc còn lâu mới đọ được với Mỹ

Theo chuyên gia quân sự người Mỹ Kris Osborn, trước mắt những tàu sân bay hiện tại vẫn còn “uy vũ” và đủ sức răn đe bất cứ đối thủ nào vì nhiều lý do khác nhau.

Đầu tiên, phạm vi theo báo cáo của các loại tên lửa diệt tàu sân bay Trung Quốc này không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với các tàu sân bay Mỹ trừ khi nó có hệ thống dẫn đường chính xác và khả năng tấn công các mục tiêu đang di chuyển.

“Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng đang tiếp tục nhanh chóng cải tiến các công nghệ mới của hệ thống phòng thủ. Các tàu sân bay thường xuyên di chuyển theo nhóm tác chiến, có nghĩa là chúng được bảo vệ bởi các khu trục hạm, tàu tuần dương và phương tiện tấn công trên không khác nhau”, chuyên gia Osborn nhấn mạnh.

Thứ hai, Hải quân Mỹ cũng tiếp tục có những bước tiến nhanh chóng trong việc trang bị cho các tàu mặt nước của mình bằng vũ khí laser mới và các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến có khả năng tấn công đánh chặn tên lửa, ngăn chặn chúng, phá hủy quỹ đạo của chúng hoặc đơn giản là làm chệch hướng.

Hơn nữa, hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Hải quân không chỉ bao gồm các cảm biến trên không và trên tàu tầm xa mới, mà các máy bay đánh chặn trên boong cũng tiếp tục nhận được các bản nâng cấp phần mềm, khiến chúng chính xác hơn rất nhiều.

Ví dụ, các tên lửa Navy-SM SM-6 và Tên lửa Evolved Sea Sparrow Missile Block II (ESSM Block II) hiện đang được thiết kế với các nâng cấp phần mềm và cảm biến cho phép chúng nhận diện tốt hơn và tiêu diệt các mục tiêu di chuyển tiếp cận. Các nâng cấp kỹ thuật của SM-6 cho phép phân biệt tốt hơn các mục tiêu đang di chuyển và điều chỉnh trong khi bay để tiêu diệt mục tiêu kẻ thù.

ESSM Block II cũng có chế độ di chuyển lướt nhanh trên biển cho phép máy bay đánh chặn tiêu diệt các tên lửa tiếp cận bay song song với mặt biển ở độ cao thấp hơn. Một số tiêm kích đánh chặn mới hơn, tiên tiến hơn, không còn hoàn toàn dựa vào đèn chiếu sáng trên tàu mà thay vào đó là bán điện tử tự động, và điều chỉnh trên máy bay để tiêu diệt tên lửa chống hạm đang tiếp cận.

Trong khi đó, các hệ thống cảm biến trên không, như máy bay không người lái tiên tiến cũng đóng góp vai trò trong việc giám sát và đối phó tên lửa của đối phương.

Trung Quốc đang làm trò trên Biển Đông: Sát thủ tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới dọa được Mỹ - Ảnh 2.

Tên lửa Dong-Feng 21.

“Thêm vào đó, Hải quân Mỹ cũng phát triển hệ thống có khả năng đánh chặn và tiêu diệt tên lửa chống hạm từ trên không. Hệ thống sử dụng năng lực giám sát của máy bay Hawkeye hoặc chiến đấu cơ F-35 để phát hiện tên lửa đang bay đến và sử dụng tên lửa SM-6 để đánh chặn từ xa”, chuyên gia quân sự phân tích thêm lý do vì sao Trung Quốc khó mà “qua mặt” Mỹ nếu phải đối đầu trực diện.

“Tất cả những điều này có nghĩa là, mặc dù Trung Quốc tuyên bố đe dọa Washington rằng tên lửa diệt tàu sân bay của Bắc Kinh như DF-21D, DF-26 sẽ khiến chiến hạm Mỹ lỗi thời và phải “vào bảo tàng” trưng bày thì sự thật là các nhóm tàu sân bay và tiêm kích tác chiến của Hải quân, Không quân Hoa Kỳ không “ngán bất cứ đối thủ nào”, Fox News nhấn mạnh.

Điều này đặc biệt đúng nếu các tàu sân bay được hộ tống bởi các khu trục hạm DDG 51 được vũ trang tốt. Có lẽ những yếu tố này có thể là một phần lý do tại sao giới lãnh đạo Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục quả quyết rằng khinh hạm của họ có thể hoạt động ở bất cứ nơi đâu khi cần. Và Bắc Kinh có lẽ đang quá tự tin vào sức mạnh bản thân.

“Cuối cùng, việc có thể đánh chặn thành công tên lửa chống hạm có phạm vi hoạt động 900 hải lý thậm chí còn ít áp lực hơn so với sự xuất hiện của nhóm máy bay không người lái tiếp nhiên liệu MQ-25 Stingray, cất cánh từ tàu sân bay. Nếu được biên chế vào Hải quân Mỹ(dự kiến vào năm 2024 tới) thì ít nhất cũng hứa hẹn tăng gấp đôi phạm vi tấn công của tiêm kích chiến đấu như F-35C và F / A-18 Super Hornet phóng từ boong tàu sân bay”, chuyên gia quân sự Osborn khẳng định.

Và điều này có nghĩa là, Bắc Kinh càng hành xử ngang ngược ở Biển Đông và bắt nạt các nước láng giếng thì Mỹ càng có nhiều lý do để Trung Quốc nếm mùi sức mạnh vũ khí tối tân của Hải quân Mỹ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem