Kon Tum: Tồn kho hàng nghìn tấn nông sản này dù Trung Quốc đã chi 500 triệu USD mua lượng khổng lồ

Khánh Nguyên Thứ sáu, ngày 25/06/2021 18:46 PM (GMT+7)
Dù xuất khẩu cao su tương đối thuận lợi trong 5 tháng đầu năm 2021, giá cao su ở mức cao nhưng do tác động của dịch Covid-19 ở một số địa phương như Kon Tum đã xuất hiện tình trạng tồn đọng lượng mủ cao su lớn.
Bình luận 0

Cập nhật giá cao su hôm nay 25/6

Theo khảo sát, giá cao su hôm nay 25/6 có xu hướng giảm so với hồi đầu tháng. Cụ thể, giá cao su hôm nay được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 330 đồng/độ mủ.

Trong khi đó, giá cao su được Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai niêm yết ở mức 333 đồng/độ mủ (loại 1); giá cao su (mủ nước) loại 2 ở mức 326 đồng/độ mủ. 

Dù giảm nhẹ so với hồi đầu tháng 6 nhưng giá cao su được đánh giá đã phục hồi đáng kể, giúp nhiều công ty đạt được kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Trung Quốc mua gần triệu tấn, tại sao Kon Tum vẫn đang tồn kho hàng nghìn tấn mủ cao su? - Ảnh 1.

Giá cao su đang giảm nhẹ do tác động của dịch Covid-19. Trong ảnh: Công nhân lao động thực hiện nghiêm phòng chống dịch Covid -19. (Ảnh: CĐ Cao su Dầu Tiếng).

Đơn cử như Công ty CP Cao su Đồng Phú (Bình Phước), năm 2021, doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu 1.075,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 419,9 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 29,81% và 115,45% so với năm 2020. 

Doanh nghiệp dự kiến tổ chức chăm sóc và khai thác 5.761,59 ha vườn cây kinh doanh, năng suất vườn cây đạt 1,97 tấn/ha; thu mua sản lượng cao su tiêu điều trên địa bàn 2.500 tấn.

Nhờ giá cao su tăng, xuất khẩu thuận lợi, quý I/2021, Công ty CP Cao su Đồng Phú đạt 201 tỷ đồng doanh thu, gấp đôi cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế đạt gần 52 tỷ đồng, tăng 88%, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 39 tỷ đồng. 

Giá cao su ở mức cao, vẫn lo ngại lượng tồn kho lớn

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, xuất khẩu cao su trong 5 tháng đầu năm tương đối thuận lợi, tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị do Trung Quốc mua một lượng khổng lồ phục vụ ngành công nghiệp ô tô của nước này đang trên đà phục hồi.

Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 5 năm 2021 đạt 80.000 tấn với giá trị đạt 139 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm 2021 đạt 548.000 tấn và 923 triệu USD, tăng 58,7% về khối lượng và tăng 93,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. 

Giá cao su xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1.675 USD/tấn, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trung Quốc mua gần triệu tấn, tại sao Kon Tum vẫn đang tồn kho hàng nghìn tấn mủ cao su? - Ảnh 2.

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang tồn kho lượng mủ cao su lớn. (Ảnh: Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum).

Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021, chiếm thị phần lần lượt là 66,1%, 5,7% và 3,1%. 

Trong 4 tháng đầu năm 2021 giá trị xuất khẩu cao su tăng ở tất cả các thị trường. 

Giá cao su bình quân tháng 4/2021 xuất khẩu sang Trung Quốc ở mức 1.667 USD/tấn, tăng 0,1% so với tháng 3/2021 và tăng 38,5% so với tháng 4/2020. 

Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 7% trong năm 2021, sau khi giảm 8,1% vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Đồng thời, IRSG dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu sẽ tăng 5,3% vào năm 2022. 

Tuy nhiên, IRSG cũng lo ngại rằng sự phục hồi nhu cầu cao su có thể thấp hơn dự kiến do đợt dịch mới đây đã gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cao su. 

Trên thực tế, hiện nay, giá cao su có xu hướng giảm nhẹ ở một số địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo Cục Công thương địa phương (Bộ Công Thương), tại tỉnh Kon Tum, lượng mủ cao su tồn kho còn cao, khoảng 1.500 tấn, chủ yếu do dịch Covid-19 không xuất bán được.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem