Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ từ nước ngoài.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang chưa từng có khi Washington và Bắc Kinh không ngừng tăng thuế nhập khẩu hàng hóa của nhau.
Mới đây nhất, Trung Quốc đã ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu dầu từ Mỹ. Giám đốc một đơn vị chuyên nhập khẩu dầu từ Mỹ nói các chuyến hàng đã bị hủy bỏ.
Dữ liệu tàu biển cho thấy không có một tàu chở dầu nào của Mỹ cập cảng Trung Quốc trong tháng 9.
Theo giới phân tích, nhiều khả năng đây chỉ là bước đi tạm thời, bởi nếu hoàn toàn không nhập dầu từ Mỹ, Trung Quốc có thể phải đối mặt với nhiều hệ quả tiêu cực.
Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
“Các công ty dầu mỏ Trung Quốc đang làm mọi cách để Bắc Kinh không tăng thuế đối với mặt hàng này. Chúng tôi dự đoán Trung Quốc sẽ khôi phục hoạt động nhập khẩu dầu từ Mỹ ngay trong tháng 10” - Li Li nhà nghiên cứu về dầu mỏ và khí đốt Trung Quốc nói trên Sputnik.
Chuyên gia này nhận định rằng, nếu trì hoãn quá lâu việc nhập khẩu dầu, Trung Quốc có thể phải đối mặt với những tổn hại về phát triển kinh tế.
“Chúng tôi tin rằng các công ty dầu mỏ Trung Quốc đã tham vấn với chính quyền về việc khôi phục nhập dầu. Dầu mỏ là nguồn năng lượng chính, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, CPI và kinh tế vĩ mô. Giá dầu ở Trung Quốc tăng sẽ dẫn đến hậu quả. Trong khi đó, Mỹ chỉ đơn giản là tìm đối tác khác”, bà Li nói.
Theo bà Li, nếu Trung Quốc đặt đơn hàng mới trong tháng 10 thì các tàu chở dầu Mỹ đầu tiên sẽ đến vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.
Đối tác ép giá xuất khẩu
Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, và tỷ lệ thùng dầu có nguồn gốc từ Mỹ ngày càng tăng.
Năm ngoái, Trung Quốc nhập 224.000 thùng dầu mỗi ngày từ Mỹ, tăng 1.000% so với năm 2016. Đến tháng 6.2018, con số này tăng lên mức kỷ lục 510.000 thùng dầu mỗi ngày.
Điều đó có nghĩa là nếu Trung Quốc cố tình làm gián đoạn việc nhập dầu từ Mỹ, Washington có thể sẽ tăng giá bán.
“Dĩ nhiên là Trung Quốc có thể tìm các nhà cung cấp khác. Nhưng vấn đề là Bắc Kính sẽ mất khả năng đàm phán. Mỹ hoặc bất kỳ đối tác nào khác có thể đơn phương tuyên bố tăng giá bán”, bà Li nói.
Theo bà Li, Trung Quốc đang đối mặt với nhiều áp lực khi giá dầu tăng vọt trong những tháng qua. Giá dầu Brent đã tăng tới 86.3 USD/thùng.
Theo giới phân tích, nếu quay lưng với Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế từ Tây Phi, Trung Đông và Nga, nhưng không có gì đảm bảo là giá sẽ rẻ hơn.
“Nga hoàn toàn có thể tăng giá bán dầu cho Trung Quốc qua cảng Kozmino thêm 6-7 USD/thùng. Bởi Bắc Kinh không có nhiều lựa chọn”, một nhà phân tích Singapore nói.
Theo số liệu từ hải quan Trung Quốc, Bắc Kinh chi 162,3 tỉ USD để nhập khẩu dầu vào năm 2017, tăng 39,1% so với năm trước. Nga và Ả Rập Saudi nổi lên thành những nhà cung cấp hàng đầu, bên cạnh Mỹ.
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu mỏ ở Trung Quốc sẽ ngừng tăng. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Công nghệ thuộc Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc chiếm khoảng 67,4% lượng tiêu thụ nội địa hàng năm vào năm 2017.
Chuyên gia Xu Yumiao cho rằng Trung Quốc nên học theo châu Âu, Nhật Bản để đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.