Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc (P.2): Tấm bi kịch của Vương Chiêu Quân

Thứ hai, ngày 10/04/2017 06:30 AM (GMT+7)
Một mỹ nhân khiến nhiều vị vua yêu thương, nhưng đó cũng là tấm bi kịch của Vương Chiêu Quân, nàng luôn chìm đắm trong nỗi buồn u uất và rất ít khi nở nụ cười.
Bình luận 0

 Vương Chiêu Quân được trời phú nhan sắc tuyệt trần và trí thông minh. Nàng thông thạo đàn tỳ bà và tứ nghệ gồm: cầm, kì, thi, họa, được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời Hán Nguyên Đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt hoàng đế và vẫn chỉ là một Cung nữ(宮女).

img

Ảnh minh họa Vương Chiêu Quân.

Vương Chiêu Quân - Mỹ nhân lạc nhạn (chim nhạn sa)

Vương Chiêu Quân được coi là "á hậu" trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc xưa, vẻ đẹp chỉ xếp sau Tây Thi. Nàng là một trong hai đại mỹ nhân của triều Hán. Cùng với nàng Triệu Phi Yến, Chiêu Quân đi vào lịch sử như một người đẹp có nhiều cống hiến cho hòa bình giữa người Hán và người Hung Nô.

Vương Chiêu Quân có sắc đẹp được ví là Lạc Nhạn, tức là vẻ đẹp khiến chim Nhạn khi thấy nàng phải thẹn thùng mà sa xuống. Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương.  Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "Lạc nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" (chim sa cá lặn) do đó mà có.

Nàng tên thật là Vương Tường (王牆), tự là Chiêu Quân (昭君). Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy (秭归), Nam Quận (南郡), nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Vương Chiêu Quân được trời phú nhan sắc tuyệt trần và trí thông minh. Nàng thông thạo đàn tỳ bà và tứ nghệ gồm: cầm, kì, thi, họa, được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời Hán Nguyên Đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt hoàng đế và vẫn chỉ là một Cung nữ.

Vì số phi tần trong hậu cung của Hán Nguyên Đế quá đông, nên hoàng đế ra lệnh cho họa sĩ Mao Diên Thọ (毛延壽) phải vẽ hình các cung phi để hoàng đế chọn. Các cung phi thường lo lót tiền cho họa sĩ để được vẽ cho đẹp, mong hoàng đế để ý tới. Chiêu Quân từ chối đút lót cho Mao Diên Thọ, hậu quả bức chân dung nàng thật xấu xí nên nàng không được Hán Nguyên Đế để mắt tới.

Năm 33 TCN, lúc đó Hung Nô phía bắc đã thống nhất được Nam bắc sau thời kỳ chia cắt, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà (呼韓邪) đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Thiền vu nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của Nguyên Đế. Nhà Hán cũng sợ bị Hung Nô đánh nên chấp thuận ban hôn, tức là gả công chúa.

Không có công chúa nào đồng ý xuất cung đến nơi thảo mạc nên Hán Nguyên đế dùng kế nhận một cung nữ làm con gái rồi phong cho chức công chúa để gả cho Hô Hàn Tà. Hán Nguyên Đế ra lệnh trong các cung nữ: Ai tình nguyện lấy thiền vu Hung Nô sẽ được coi như công chúa. Các cung nữ đều ngần ngại sang Hung Nô.

img

Vương Chiêu Quân khi bị đưa sang Hung Nô làm vợ Hô Hàn Tà.

Chỉ có Chiêu Quân chán cảnh thâm cung lạnh lẽo nên tình nguyện lấy Hô Hàn Tà. Đến ngày ban hôn, Hán Nguyên đế thấy Chiêu Quân thật quá xinh đẹp thì lấy làm tiếc nhưng hối không kịp. Đem so ảnh thì thấy họ Mao vẽ không giống người thật nên xử tội cho đỡ bực.

Trong 2 năm làm vợ của Hô Hàn Tà, Chiêu Quân cũng kịp 2 lần sinh cho vua Hung Nô hai đứa con. Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành phi tần của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề, con trai lớn của Hô Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái. Sự hy sinh của Chiêu Quân giúp nhà Hán được yên ổn ở phía Bắc, khỏi bị Hung Nô đánh trong 60 năm.

Về cái chết của Chiêu Quân cũng có nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng,  đến Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn. Cũng có giả thuyết khác là Chiêu Quân đến đất Hồ, nàng yêu cầu thiền vu Hồ giết chết gian thần Mao Diên Thọ, rồi sau đó nàng tìm cách tự tử, nhảy xuống sông để xác nàng theo dòng trôi trở về đất Trung Nguyên.

Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", lăng mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ.

Như vậy, suốt cả cuộc đời mình, hạnh phúc chưa một lần mỉm cười với mỹ nhân Vương Chiêu Quân. Khi còn trẻ đẹp, nàng không được vua sủng hạnh chỉ vì bị gã họa sĩ hèn hạ chơi xấu, rồi nàng phải rời xa quê hương, hy sinh hạnh phúc riêng để quan hệ giữa hai quốc gia được tốt đẹp. Chiêu Quân cũng sinh được 2 người con với người vua mới của Hung Nô. Nàng chẳng bao giờ cười, cứ thế sống lặng lẽ cho đến cuối đời ở nơi đất khách.

Danh tiếng Vương Chiêu Quân đã đi vào lịch sử như một sứ giả hòa bình. Nàng được coi là người đã có công mang lại hòa bình trong suốt nhiều năm giữa dân tộc Hán và Hung Nô. Câu chuyện về cuộc đời nàng cũng trở thành giai thoại được dựng thành phim, thành đề tài cho nhiều sáng tác thơ ca, kịch, tiểu thuyết ở Trung Quốc.

An Yên (Khoevadep)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem