"Tử địa" của hải sản tầng đáy ở cảng cá Sa Huỳnh

Công Xuân Thứ ba, ngày 16/08/2016 19:00 PM (GMT+7)
Ngư dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết, với lưới rập giăng thả dày đặc tại khu vực cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh như hiện nay thì các loại hải sản lớn, nhỏ sống ở tầng đáy khó mà thoát thân.
Bình luận 0

Thời gian gần đây, tại khu vực phía đông bắc của khu neo đậu tàu thuyền cảng Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quãng Ngãi trở thành "tử địa" của các loài hải sản, như tôm, cua, cá sinh sống ở tầng đáy vì người dân trong vùng giăng thả lưới rập dày đặc.

img

Lưới rập được giăng thả dày đặc, nằm cách nhau chỉ từ 3-5m...

img

... và kéo dài 200-300m ở bờ đông bắc của cảng cá Sa Huỳnh.

Qua quan sát, cứ mỗi khi thủy triều rút xuống, những hàng lưới rập kéo dài ước đến 200-300m nằm phơi mình dưới lòng cảng gần sát chân cầu Thạnh Đức được xếp thành nhiều hàng cách nhau chỉ khoảng 3-5m.

Lão ngư Bùi Vinh (57 tuổi), người dân ở khu vực này cho biết: "Gọi là lưới nhưng hình thức đánh bắt này  có cấu trúc như lồng hình chữ nhật, với các cạnh khung được làm bằng thép, hai bên là miệng hình chữ V để cá, tôm... chui vào. Tuy chiều cao của nó chỉ từ 20-40 cm, thế nhưng với kiểu đặt thả nằm sát đất và giăng dài, dày đặc như thế này thì cua, cá... sống ở dưới đáy trong khu vực, hoặc theo thủy triều ra vào khó mà thoát được".

img

"Tử địa" của hải sản tầng đáy ở cảng cá Sa Huỳnh

Theo ngư dân địa phương, ở khu vực cảng neo đậu tàu cá, những loài hải sản sống tầng đáy như cua, ghẹ... đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý môi trường. Bởi lẽ những loài vật này sẽ giúp xử lý các loại cá, tôm... chết và chất thải khác do tàu thuyền và người dân xả, bỏ xuống.

Tuy nhiên với cách đánh bắt bằng rập giăng đặt như trên thì cua, ghẹ, cá nhỏ... ở khu vực tầng đáy sẽ bị bắt sạch, dẫn đến nguy cơ môi trường biển nơi đây vốn đã ô nhiễm, sẽ ngày càng nặng hơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem