Từ thửa đất khô cằn, 4 anh nông dân ở Tây Nguyên “hô biến" thành đồng nho Nhật Bản xanh mướt, trĩu quả

Thứ năm, ngày 06/06/2024 13:36 PM (GMT+7)
Nhiều thửa đất khô cằn tại xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) được bốn người đàn ông ở Tây Nguyên “biến thành" đồng nho Nhật Bản xanh mướt, trĩu quả.
Bình luận 0

Muốn cây nho Nhật Bản bén rễ lâu dài ở Tây Nguyên

Bốn người đàn ông nói trên là Nguyễn Quốc Lập, Nguyễn Hồng Thịnh, Vũ Bảo Nghĩa và Võ Hoàng Hân.

Từ nhiều năm trước, cả bốn người này có chung khát vọng muốn cây nho Nhật Bản bén rễ, xanh tốt trên vùng đất Tây Nguyên, giúp người tiêu dùng có thêm sản phẩm sạch mới, đồng thời tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhiều nông dân. Để biến khát vọng thành sự thật, Lập, Thịnh, Nghĩa và Hân về xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) mua những mảnh đất cằn cỗi (khoảng 3ha) hợp thửa lại đặt tên là Trang trại nho Mẫu Đơn.

Anh Nguyễn Quốc Lập chia sẻ: "Chúng tôi không chỉ muốn chứng minh có thể tạo đột phá trên rẫy đất khô cằn, còn muốn tạo ra một giống quả sạch, ấn tượng trên đất Tây Nguyên. Nhiều đêm thức trắng, cả nhóm nghiên cứu, tiến hành trồng thử nghiệm giống nho Nhật Bản. Ban đầu, cây phát triển yếu, nhưng khi xây dựng lồng kính bảo vệ cây xanh tốt, trưởng thành nhanh".

Từ thửa đất khô cằn, 4 anh nông dân ở Tây Nguyên “hô biến" thành đồng nho Nhật Bản xanh mướt, trĩu quả- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Hồng Thịnh ước mong sẽ nhân rộng diện tích trồng nho Nhật Bản cho bà con nông dân ở Tây Nguyên.

Không chỉ thiết lập hệ thống nhà kính, bốn người đàn ông trên còn thiết kế hệ thống làm mát cho đồng nho. Từng giai đoạn sinh trưởng của cây nho đều chăm chút như "chăm con mọn".

Từ thửa đất khô cằn, 4 anh nông dân ở Tây Nguyên “hô biến" thành đồng nho Nhật Bản xanh mướt, trĩu quả- Ảnh 2.

Từ những thửa đất khô cằn, 4 người đàn ông đã "biến" thành đồng nho Nhật Bản trĩu quả.

Theo anh Lập, lúc gieo hạt hay lúc cây trưởng thành, đều có chế độ tưới nước, bón phân riêng. Đặc biệt, giống nho Nhật Bản này chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, tuyệt đối không phun bất cứ thứ thuốc hay chất bảo quản nào cả. Ngay cả cỏ mọc trong đồng nho, những người nông dân cũng cần mẫn nhổ chứ không được phun thuốc diệt cỏ, đề phòng mùi thuốc bay lên cây, quả nho.

Từ thửa đất khô cằn, 4 anh nông dân ở Tây Nguyên “hô biến" thành đồng nho Nhật Bản xanh mướt, trĩu quả- Ảnh 3.

Cỏ mọc trong đồng nho được cắt hoặc nhổ chứ không phun thuốc.

Anh Thịnh, anh Nghĩa cho biết thêm, trồng nho Nhật Bản quan trọng nhất là khâu chọn giống, khi đặt cây giống từ nước ngoài, phải yêu cầu cung cấp cây khỏe mạnh. Quá trình cây ra quả, cắt tỉa bớt những quả xấu chỉ để những quả chất lượng lại, tập trung chăm sóc. Khi quả căng mọng, độ ngọt đảm bảo mới thu hoạch.

Ước vọng nâng chất lượng đời sống cho bà con Tây Nguyên

Sau nhiều ngày túc trực chăm sóc, đến nay, Trang trại nho Mẫu Đơn của anh Lập, Thịnh, Nghĩa và Hân chuẩn bị cho lứa thu hoạch đầu tiên.

Từ thửa đất khô cằn, 4 anh nông dân ở Tây Nguyên “hô biến" thành đồng nho Nhật Bản xanh mướt, trĩu quả- Ảnh 4.

Nhiều bạn trẻ thích thú đến thăm đồng nho Nhật Bản trĩu quả.

Anh Lập, anh Thịnh chia sẻ, nếu trồng thành công 1ha nho Nhật Bản có thể kiếm được tiền tỉ, vì giá thành loại nho này lên đến 400 ngàn đồng/kg. Chính thế nên, thu hoạch xong lứa đầu tiên, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình trồng nho Nhật Bản cho các nông dân khác có nhu cầu, để nâng cao đời sống cho bà con.

Từ thửa đất khô cằn, 4 anh nông dân ở Tây Nguyên “hô biến" thành đồng nho Nhật Bản xanh mướt, trĩu quả- Ảnh 5.

Nho Nhật Bản phát triển nhanh, quả ngọt.

"Chúng tôi hy vọng giống nho Nhật Bản sẽ được bà con nông dân thích thú. Mỗi trái nho Nhật Bản đang lớn lên từng ngày là minh chứng cho quyết tâm của chúng tôi trong việc mang đến loại quả sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Chúng tôi sẵn sàng đón khách đến đồng nho Nhật Bản để trực tiếp tham quan và kiểm tra quả nho trước khi mua", anh Võ Hoàng Hân nói.

Từ thửa đất khô cằn, 4 anh nông dân ở Tây Nguyên “hô biến" thành đồng nho Nhật Bản xanh mướt, trĩu quả- Ảnh 6.

Khi nho Nhật Bản bắt đầu ra trái, chỉ để lại những trái tốt nên chúng phát triển căng mọng và đều.

Hiện tại, Trang trại nho Mẫu Đơn của bốn người đàn ông nói trên đang sử dụng thường xuyên 4 lao động là nông dân địa phương. Khi vào mùa thu hoạch, sẽ cần 10 đến 15 lao động. Nếu diện tích nho Nhật Bản được nhân rộng, đời sống người nông dân Tây Nguyên sẽ bớt khó khăn.

Đông Hưng- Hữu Phúc (Sức khỏe Đời sống)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem