1. Mục tiêu nuôi dạy con của bạn là gì?
Phong cách nuôi dạy con của bạn như thế nào? Kiểm soát - kỷ luật hay mềm dẻo để con có những kỷ niệm vui vẻ về thời thơ ấu? Nhiệm vụ nuôi dạy con nằm ở đâu trong danh sách những việc quan trọng trong cuộc sống của bạn?
Bạn nên tự hỏi mình những câu hỏi như vậy. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mục tiêu nuôi dạy con của mình cũng như đảm bảo mối quan hệ vui vẻ giữa cha mẹ và con cái. Ngoài ra, nó cũng sẽ cho phép bạn duy trì sự cân bằng giữa việc làm cha làm mẹ với mục tiêu cá nhân.
Cuộc sống bạn đã thay đổi như thế nào từ khi bạn làm bố mẹ? Nếu không có nhiều thay đổi, thì đã đến lúc bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho lũ trẻ và đưa công việc này lên hàng đầu trong những mối quan tâm của mình.
2. Mối quan hệ giữa bạn với con là gì?
Giữa bạn và con thường xảy ra bất hòa, kiểm soát, hay yêu thương và thấu hiểu? Bạn có thích dành thời gian bên con không hay thích ra ngoài với những mối quan hệ khác hay dành thời gian làm những việc khác? Con bạn có mong chờ khoảng thời gian bên bạn?
Trả lời những câu hỏi này có thể cho bạn biết về mối quan hệ giữa bạn và con sau này. Hãy tôn trọng tính cách độc đáo và chú ý đến những gì con nói. Quan sát con để hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bé. Mối quan hệ gắn bó giữa bố mẹ và con cái khi còn nhỏ sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề với con trong tương lai.
3. Bạn có những giá trị và phẩm chất mà bạn muốn con mình có không?
Cha mẹ chính là tấm gương cho con trẻ. Vì vậy, hãy tự hỏi rằng bạn có phải là mô hình tốt cho để con học tập không?
Nếu bạn thấy rằng con có những hành vi sai trái như không trung thực hoặc gây gổ, nói bậy, trước tiên hãy xem lại liệu có phải con học nó từ bạn. Trẻ em học các hành vi từ những gì cha mẹ làm hơn là những lời chúng ta dạy dỗ. Vì vậy, hãy cho con thấy những gì bạn muốn con học hay vì yêu cầu điều đó từ con trong khi mình lại hành động hoàn toàn trái ngược.
4. Bạn phản ứng với con như thế nào mỗi khi chúng gây ra lỗi lầm?
Bạn có thể hiện sự thất vọng hay giận dữ của mình bằng cách la hét, đánh đập và quát mắng con? Bạn làm thế nào mỗi khi con thất bại, chán nản hoặc quẫn trí?
Hãy tự hỏi mình liệu bạn đã cung cấp sự hỗ trợ cần thiết mà con cần thay vì xoáy sâu vào những nỗi đau hay việc làm sai trái của chúng. Khi con mắc lỗi, hãy cố gắng xử lý tình huống một cách tích cực bằng cách giúp bé hiểu điều gì đã xảy ra, khuyến khích con học hỏi, sửa chữa sai lầm. Bằng cách này, trẻ sẽ biết phải làm gì trong tình huống tương tự sau này.
5. Bạn có hiểu con không?
Bạn có biết con thích gì và ghét gì không? Bạn có biết con thích làm việc gì trong tương lai? Bạn có thường thảo luận về những chủ đề con yêu thích và bạn có bao giờ hỏi con thích gì?
Chúng ta thường phát triển những sở thích từ khi còn rất nhỏ, khi chúng ta lớn lên, những sở thích này có thể tiến triển theo hướng rõ ràng hơn. Bố mẹ chỉ có thể giúp đỡ con đi đúng hướng khi bố mẹ biết rõ về con mình.
Nếu không hiểu đúng về cách dạy con bằng hình thức kỷ luật, bố mẹ sẽ dễ mắc những sai lầm nghiêm trọng. Để bắt...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.