Lời đầu tiên
của nhiều bà mẹ- ấy là chửi bới, dọa đánh, dọa giết 2 bảo mẫu có những hành vi
nhẫn tâm với trẻ. Quả thực đó là phản ứng căm phẫn cực điểm, tức thời mà khó ai
có thể kiềm chế. Nhiều người bày tỏ: “bọn kia ác thế, phải đâm, phải chém mới
hả”.
Nhưng lắng lại
sau những cảm xúc ban đầu, thì là sự bế tắc của giải pháp. Thậm chí nhiều người
thở dài buông xuôi: “ít tiền, trông nhiều trẻ rồi quản lý không xuể thì làm
được gì?”
Thế nhưng, ít
ai nhìn vào chính mình. Thực sự, không ít lần tôi cũng chứng kiến những bà mẹ
tát con nhỏ bôm bốp vào mặt vì con không ăn, vì con nói hỗn. Nhiều ông bố từ
chối bón cơm cho con ăn vì không kiên nhẫn, và họ cũng sẵn sàng la lối, đuổi
đứa con nhỏ ra khỏi nhà, nhốt nó vào phòng tối nếu đứa bé đó không nghe lời.
Xét ở quy mô gia đình, không ít ông bố bà mẹ cũng đang gây bạo lực với chính con
mình (mà nếu quay clip, thì hành vi ấy bạo lực có khi cũng chẳng kém mấy cô bảo mẫu kia).
Nhưng họ coi đó là dạy con.
Còn ở nhà
trường, nhất là trường mầm non, vật đầu tiên thường thấy trên bàn cô giáo,
chính là một cái roi hoặc cái thước rất to. Cô giáo giải thích là để giữ trật
tự, và phụ huynh- dù nhìn thấy cái thước đó, dù biết chắc nó dùng để đánh trẻ-
nhưng vẫn thỏa hiệp và chấp nhận cái thước ấy.
Thực sự là vấn
đề bạo lực với trẻ em, nhất là trẻ mẫu giáo, mầm non là vấn nạn, cả ở trong gia
đình và nhà trường- mà vụ Quảng Thị Kịm Hoa, và bây giờ là bảo mẫu Nguyễn Thị
Điều, Nguyễn Lê Thiên Lý là những vụ điển hình. Nhưng tôi tin rằng, khi có
thông tin thời sự hơn xảy ra, thì vấn đề giải quyết tận gốc sẽ chìm vào quên
lãng. Bất quá thì bà Hoa, hay bà Điều, bà Lý bị xử tù, và mọi người hả hê coi
đó là xong.
Nhưng mọi thứ
chưa xong, bởi cái gốc vấn đề không được giải quyết. Vì sao phụ huynh đánh con
được coi là bình thường?, vì sao cái thước ở trường là bình thường?. Điều đó có
nghĩa là chúng ta- cả xã hội này, trong đó có cả các bậc cha mẹ không bảo vệ
được trẻ, từ ở nhà tới nhà trường.
Giải pháp ở
đây là sự kiểm soát, và thay vì chửi bới, những người có liên quan, trong đó
đặc biệt là bố mẹ trẻ phải có hành động ngay để tìm giải pháp kiểm soát, từ
trực tiếp tới gián tiếp. Đừng chỉ trông chờ vào sự quản lý rất xa xôi của “ông”
phường, “ông” quận. Đừng chỉ lên án những kẻ trực tiếp gây ra tội ác. Vì sao
các ông bố, bà mẹ- với “quyền lực” là trả tiền học phí của mình, không trực
tiếp đưa yêu cầu được kiểm soát tình hình trông trẻ trong nhà trường? Vì sao
không làm gương cư xử, dạy con “không roi vọt” và yêu cầu nhà trường cũng phải
cam kết thực hiện điều đó?
Bảo vệ trẻ,
“dạy trẻ không roi vọt” cần hành động, cần kiến thức. Chửi bới không giải quyết
được vấn đề mà chỉ kích động bạo lực. Đã đến lúc phụ huynh cần tỉnh táo, trực
tiếp lên tiếng, lên tiếng nhiều hơn nữa, phải đòi hỏi các thiết chế để có thể giám sát, bảo vệ con mình. Và
cần hành động ngay từ trong chính mỗi ngôi nhà thân yêu của trẻ...
Một bạn đọc (Một bạn đọc)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.