Với người hâm mộ Việt Nam, đây là dịp để họ được chứng kiến các cầu thủ con cưng thi đấu bên nhau trong đội hình đội tuyển. Cầu thủ số 4 Schmid đã có màn ra mắt chào khán giả hoàn hảo. Anh thi đấu tốt, góp công trong bàn thắng mở tỷ số bằng pha đánh đầu chiến thuật để Phạm Tuấn Hải ghi bàn.
Trận đấu cũng đánh dấu sự trở lại của thủ môn Văn Lâm. Anh thi đấu tốt, chắc chắn, ra vào hợp lý.
Sau 1 thời gian vắng bóng, sự trở lại của Quang Hải cũng làm thỏa mãn người xem. Anh vẫn thể hiện được tố chất đặc biệt của mình.
Phan Văn Đức cũng được phát huy sở trường sút xa bằng 2 cú sút rất nguy hiểm về phía khung thành của Afgasnistan. Tất nhiên, với sự xáo trộn đội hình, tính ổn định của hàng phòng ngự cũng bị ảnh hưởng, thể hiện ở nhiều pha thiếu chặt chẽ, bọc lót không tốt, để xảy ra các tình huống nguy hiểm cho khung thành Văn Lâm, đặc biệt bên hành lang cách trái của đội Việt Nam.
Tiền đạo Phạm Tuấn Hải đã ghi được 2 bàn thắng vào lưới Afganistan. 1 từ pha đánh đầu nối quả đánh đầu chiến thuật của Schmid và bàn thắng thứ 2 từ 1 pha đi bóng qua người thẳng vào trung lộ rồi nắn nót đá lòng trong chân phải vào góc gần khung thành đối phương.
Rõ ràng, nếu so sánh với Nguyễn Tiến Linh, thì cách xử lý bóng lắt léo và ghi bàn như ở bàn thắng thứ 2 không phải là cách xử lý quen thuộc Nguyễn Tiến Linh. Vậy tại sao HLV Park Hang-seo vẫn tin dùng Tiến Linh trong những trận đấu quan trọng?
Tiến Linh không phải là mẫu tiền đạo thi đấu lắt léo, tinh tế. Nhưng anh thi đấu mạnh mẽ, dũng mãnh, băng cắt, chiếm không gian, đánh đầu tốt. Ngay trong trận đấu này, có 1 tình huống làm ta nhớ đế tiền đạo Nguyễn Tiến Linh, tình huống mà ta có thể hình dung về mặt sở trường, có thể Tiến Linh sẽ có cách xử lý khác so với Phạm Tuấn Hải.
Ở phút 35 của hiệp 1, sau pha đi bóng bên cánh trái, đưa bóng sang chân phải rồi đứt điểm rất mạnh của Phan Văn Đức, thủ môn của Afghanistan bay người đẩy bóng ra. Bóng bật bổng lên ngay trước cầu môn. Tuấn Hải đứng gần đó, anh hơi lùi lại chờ bóng rơi xuống để xử lý bằng chân. Đây là lựa chọn sai. Hậu vệ Afgansitan duy nhất đứng gần đó cũng xoay người theo bóng mà không kịp nhảy lên đánh đầu phá bóng, bóng rơi xuống chạm chân cầu thủ này, kết thúc tình huống nguy hiểm.
Tuấn Hải phản xạ như vậy trong tình huống đó vì thế mạnh của anh vốn không phải là tiền đạo có chiều cao tốt, có kỹ năng thế mạnh về khả năng băng cắt, bật cao đè người. Với những tiền đạo như Tiến Linh, phản xạ sẽ là lao vào bật nhảy chiếm không gian tranh chấp bóng, đánh đầu dứt điểm. Và trong tình huống đó, lợi thế thuộc về tiền đạo Việt Nam, khả năng ghi bàn là rất cao, vì họ có khoảng cách, có tầm quan sát bóng tốt hơn và đủ thời gian để chạy đà bật nhảy chiếm không gian đánh đầu.
Phạm Tuấn Hải đã có 1 trận đấu xuất sắc với 2 bàn thắng cho đội tuyển. Nhưng rõ ràng, anh là mẫu tiền đạo khác, anh không có thế mạnh của Nguyễn Tiến Linh, và đó là lý do HLV Park Hang-seo vẫn có phương án sử dụng thế mạnh của Tiến Linh trong sơ đồ chiến thuật của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.