Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tuân thủ các phương pháp sau bà con khỏi lo bệnh đạo ôn hại lúa
Tuân thủ những phương pháp sau bà con khỏi lo bệnh đạo ôn hại lúa
Phương Nga
Thứ hai, ngày 29/03/2021 06:30 AM (GMT+7)
Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh gây nguy hiểm nhất trên cây lúa. Khi dịch bệnh đạo ôn xảy ra trên diện rộng thì sự thiệt hại đến năng xuất và sản lượng sẽ rất lớn.
Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa và hại trên nhiều bộ phận của cây lúa như lá, cổ bông, thân, gié lúa, hạt và bẹ lá.
Trên lá lúa, vết bệnh đầu tiên là các chấm nhỏ mầu vàng nhạt trong mờ. Ban đầu vết bệnh hơi tròn hoặc hình bầu dục, sau phát triển thành hình thoi, ở giữa có mầu xám tro, viền vết bệnh có mầu vàng nhạt. Trong trưòng hợp bệnh nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá lúa bị cháy khô.
Dấu hiệu cây lúa mắc bệnh đạo ôn
Khi gặp ẩm độ cao (trời mưa phùn hoặc có suơng mù) thì trên vết bệnh xuất hiện lớp nấm mốc mầu xám xanh đó là cành bào tử và bào tử của nấm bệnh.
Khi bẹ lá bị bệnh nặng sẽ làm cho toàn ruộng lúa bị tàn lụi nhanh chóng. Trên đốt thân và cổ bông vết bệnh mầu đen hoặc xám đồng hơi lõm xuống làm cho bông lúa bị gãy gục (giai đoạn sau trỗ).
Vết bệnh trên hạt thường hình tròn hoặc không định hình.
Clip: Phương pháp phòng bệnh đạo ôn cho cây lúa vụ đông xuân
Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 54 độ C trong 10- 15 phút.
Vệ sinh đồng ruộng bằng cách dọn sạch tàn dư và ký chủ phụ của nấm bệnh trên đồng ruộng sau khi thu hoạch.
Những nơi thường xảy ra dịch bệnh đạo ôn cần chú ý bố trí cơ cấu giống phù hợp, ưu tiên các giống lúa kháng bệnh đạo ôn,
Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm. Khi bệnh xuất hiện ngừng bón thúc đạm, kết hợp bón vôi bột và tro bếp theo tỷ lệ 2 :3, bón từ 3-5 kg/ sào vào buổi sáng.
Cần phun thuốc ngay khi bệnh đạo ôn có dấu hiệu bùng phát.
Khi bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch cần dùng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Kitajin 50 EC, Fujioan, Hinosan... nồng độ từ 0,15- 0,2 %.
Trên đây là phương pháp phòng bệnh đạo ôn cho vụ lúa đông xuân, chúc bà con thành công với phương pháp này
Vui lòng nhập nội dung bình luận.