Những giai thoại liên quan đến thời nhà Tần vẫn luôn là vấn đề "nóng hổi", được săn tìm và thu hút sự tò mò của bạn đọc trên toàn thế giới. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng bàn đến một trong những ẩn số lớn nhất trong lịch sử điêu khắc Trung Hoa: Đội quân binh mã trong lăng mộ nhà Tần Thuỷ Hoàng có thật sự là "nghìn tượng nghìn mặt" hay không?
Người Trung Quốc có câu: "Nếu không phải là nghìn tượng nghìn mặt, thì sẽ là nghìn tượng chín trăm mặt!" Chứng tỏ các chiến binh đất nung trong lăng Tần được chạm khắc hoàn toàn riêng biệt, mỗi tượng có hình dáng gương mặt khác nhau.
Trên thực tế, các chiến binh đất nung chính là đại diện của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc.
Các tác phẩm này chân thực tới mức nhiều người đặt ra giả thuyết chúng thực sự được chạm khắc dựa theo gương mặt người thật, có thể chính những người thợ thủ công thời nhà Tần đã lấy gương mặt mình làm hình mẫu.
Tuy nhiên, các chuyên ra cho rằng việc làm ra hàng nghìn bức tượng đất nung mà không sử dụng khuôn chung là điều dường như không thể. Vậy rốt cuộc những bức tượng này đã được tạo ra như thế nào?
Phương pháp chế tạo
Trên thực tế, cách làm của nhà Tần rất đơn giản: Phần đầu và phần thân của các bức tượng được làm riêng và sau đó được ghép nối với nhau. Để nâng cao hiệu quả và thống nhất quy cách, người thợ thủ công cũng sử dụng khuôn khi điêu khắc đầu tượng nhưng không phải 1 khuôn mà là hơn 10 loại khuôn, tượng trưng cho 10 kiểu khuôn mặt.
Sau khi phần thô của đầu tượng được tạo khuôn, người thợ sẽ thoa một lớp bùn mịn lên trên và bắt đầu tự do chạm khắc các đường nét trên khuôn mặt nên không có sự trùng khớp hoàn toàn, nhờ vậy, việc tạo ra đội quân binh mã với nghìn khuôn mặt sẽ không quá khó.
Theo thói quen, các thợ thủ công thời Tần phải khắc tên của mình lên sản phẩm để quản lý dễ kiểm tra chất lượng. Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 80 cái tên trên các chiến binh nhà Tần, hầu hết đều được giấu kín.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ có 80 người thợ thủ công thực hiện công việc này. Một số học giả cho rằng mỗi chiến binh đất nung phải được hoàn thành bởi một nhóm làm việc gồm ít nhất mười người. Chu kỳ sản xuất sẽ không dưới 2 tháng.
Vì vậy, tên của trưởng nhóm sẽ được khắc trên các chiến binh đất nung. Người trưởng nhóm này chắc chắn không phải là một nghệ nhân bình thường, anh ta phải là một chuyên gia điêu khắc tay nghề cao, một trong những nghệ nhân xuất sắc của thời đại đó.
Từng chi tiết nhỏ
Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực là quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhất có thể nhìn thấy, đồng thời không để lại bất kỳ "góc chết" nào. Nếu thấy việc điêu khắc ra hàng nghìn khuôn mặt đã rất đỉnh cao thì các chi tiết khác trên tượng cũng sẽ khiến ta bất ngờ không kém.
Để tạo thành một đội quân hoành tráng, mỗi chiến binh đất nung phải tuân theo các thông số kỹ thuật gần giống nhau. Tuy nhiên, để tạo hiệu ứng sống động như thật và gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì không thể thiếu những đặc điểm cá tính khác nhau.
Ngoài ra, có một chi tiết độc đáo trong những bức tượng này mà ít ai chú ý tới, ngay cả những hướng dẫn viên du lịch giàu kinh nghiệm nhất, đó chính là khí chất của các chiến binh.
Những người thợ thủ công thời Tần đã khéo léo định hình khí chất của các chiến binh thông qua chính hình dáng cơ thể của tượng.
Hai chiến binh Tần sau đây, một người là quan trung cấp và người còn lại là tướng quân, chắc hẳn chỉ cần nhìn dáng người cũng có thể nhận ra ai là tướng quân!
Vì vậy có thể nói, đội quân binh mã tuy không được lấy nguyên mẫu nhưng lại càng khẳng định sự tài hoa và tay nghề điêu luyện của những người thợ thủ công nhà Tần.
Thêm vào đó, giá trị hiện thực mà tượng binh mã Tần Thủy Hoàng đem lại là vô cùng to lớn, các tác phẩm đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ đương đại sáng tạo hàng loạt bản sao từ các chất liệu đa dạng. Tất cả là minh chứng cho giá trị lâu dài của loạt tạo tác đất nung cổ đại này!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.