1. Dạy con về sự tự do
Hãy dạy con quan tâm đến sự an toàn và tự do cá nhân của những người xung quanh bằng cách để con tự do khám phá và trải nghiệm các thứ xung quanh. Hãy làm mẫu hướng dẫn con rõ ràng và đơn giản nhất. Đừng gò bó và bắt con phải làm việc này việc kia ngay từ nhỏ vì chúng sẽ hình thành tính bướng bỉnh.
2. Cho con biết trước hình phạt
Hãy cho con biết trước những hình phạt mà chúng có thể phải nhận nếu gây ra lỗi. Việc này sẽ giúp trẻ hạn chế việc làm không đúng và biết tiết chế hơn. Khi con phạm lỗi, cha mẹ không nên tỏ ra quá cáu giận và quát mắng vì điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé.
3. Bố mẹ phải luôn thống nhất
Bố và mẹ phải luôn cùng thống nhất mọi phương pháp dạy con. Ví dụ nếu mẹ phạt con thì bố cũng cần đồng tình với cách thể hiện của mẹ trước mặt con. Như vậy trẻ sẽ nhận thức được việc làm của mình là sai và không cầu cứu bất cứ ai nữa.
4. Đừng tạo áp lực với con khi lớn
Đừng bao giờ nói với con rằng chúng lớn lên là sẽ già đi, sẽ có nhiệm vụ cần làm với em. Điều này khiến đứa trẻ suy nghĩ lệch lạc và không muốn lớn lên. Chỉ đơn giản là chúng lớn lên sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm hơn.
5. Không nổi nóng trước mặt con
Trẻ em chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ. Đứa trẻ càng cuồng loạn thì chứng tỏ cha mẹ cũng thường xuyên thể hiện thái độ này trước mặt con. Chính vì thế các bậc phụ huynh hãy luôn cố gắng giữ bình tĩnh trước mặt con và không cãi vã trước mặt con.
6. Không dọa con
Đừng dọa trẻ theo kiểu: “Con không được làm hỏng cái này nếu không cảnh sát sẽ bắt đi” hoặc trêu đùa chúng bằng những câu nhạy cảm như: “Con bị ra rìa khi có em” vì chúng khiến trẻ lo lắng và ảnh hưởng tâm lý không hề nhỏ.
7. Không so sánh con với con nhà người ta
Đừng so sánh con với những đứa trẻ khác. Nếu muốn con là đứa trẻ vui vẻ, là chính mình thì đừng đem hình mẫu con nhà người ta để làm chuẩn mực cho con mình. Điều này tuyệt đối nên tránh vì chúng khiến trẻ có cảm giác tự ti.
8. Cho con sự lựa chọn
Hãy lắng nghe và cho con sự lựa chọn. Đừng tự ý quyết định thay con vì chúng cần là chính mình. Hãy để con tự chọn lựa quần áo, đồ ăn sáng và niềm đam mê của mình.
9. Không ra lệnh cho trẻ
Đừng ra lệnh cho trẻ vì việc này khiến chúng cảm thấy như bị ép buộc và lúc này chúng sẽ làm ngược lại điều bạn muốn. Hãy truyền cảm hứng để con cùng làm với bạn.
10. Tình yêu vô điều kiện
Tình cảm gia đình không cần điều kiện. Cha mẹ yêu con không cần lý do, dù con thành công hay không.
Với các ông bố, việc chăm con không hề đơn giản và đôi lúc có những khoảnh khắc thật “đốn tim”.
Trúc Anh (Theo Brightside) (Brightside)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.